Trong chương trình ngữ văn của học sinh cấp THCS, câu đặc biệt là một phần kiến thức giữ vai trò quan trọng. Thế nhưng nhiều bạn học sinh khi nhắc đến loại câu này lại khá loay hoay. Chưa nắm chắc những khái niệm cũng như tác dụng của câu. Vậy nên trong bài viết sẽ tổng hợp lại kiến thức cơ bản nhất cần phải ghi nhớ.
Contents
Câu đặc biệt là gì?
Thực tế cho thấy, nhiều bạn học sinh lớp 9 trong giai đoạn ôn thi vào cấp 3 rất lúng túng khi làm bài tập về câu loại câu này. Vậy thế nào là câu đặc biệt? Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu khái niệm của nó để nắm chắc kiến thức nền.
Loại câu này thường là những câu không được cấu tạo theo mô hình vốn có: cụm chủ ngữ – cụm vị ngữ. Nói một cách dễ hiểu, loại câu này không hề tuân thủ theo một quy tắc ngữ pháp nào cả. Muốn hiểu rõ hãy xem qua ví dụ như:
– May quá! Lần này thi vào đúng bài tủ.
Trong câu trên “may quá!” chính là một câu đặc biệt.
– Ôi! Trời hôm nay nắng thế.
Từ cảm thán “Ôi!” chính là câu đặc biệt.
Câu đặc biệt có tác dụng gì?
Vì không cấu tạo theo một mô hình chủ ngữ hay vị ngữ nhất định. Do đó câu được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau không xác định. Trong qua trình sử dụng thì có thể rút ra những tác dụng chung như:
Xác định đúng thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc
Chức năng đầu tiên không thể không kể đến chính là xác định thông tin về thời gian, nơi chốn. Đó là những thứ đang diễn ra trong sự việc, sự kiện mà đoạn văn đề cập. Và nó sẽ không được khôi phục những thành phần trong câu đã được lược bỏ đi.
Những thứ còn lại là thông tin người viết cần phải truyền tải đến người đọc. Dạng câu này được chọn làm nhiệm vụ đó, người dùng cần làm tốt nhiệm vụ đảm bảo thông tin sao cho trung thực nhất.
– Ví dụ về câu đặc biệt: “Một đêm mưa! Người mẹ một mình thức ru con ngủ”.
Như vậy “Một đêm mưa!” kết thúc bằng dấu chấm than được dùng để xác định thời gian sự việc diễn ra.
Thổ lộ cảm xúc người nói, người viết
Trong cuộc sống hàng ngày mọi thứ thay đổi một cách chóng mặt. Vậy nên rất cần những bài học hay, câu chuyện tràn đầy cảm hứng. Trong đó những vấn đề mà người viết đề cập đến khiến họ không thể nào kìm lại cảm xúc chân thật.
Trường hợp như thế, người ta thường sử dụng loại câu này để diễn tả. Những câu văn, câu nói đó không cần phải tuân thủ bất cứ cấu trúc ngữ pháp nào cả. Thế nhưng người đọc lại hoàn toàn hiểu ý nghĩa hàm ẩn trong câu. Mọi ý tưởng về nội dung mà người viết muốn bộc lộ không hề giảm nhẹ nghĩa.
Xem thêm: Câu nghi vấn: Khái niệm & những chức năng chính trong câu
Thông báo các hành động, sự vật, sự việc
Ngoài hai tác dụng bên trên, khi sử dụng câu này còn có thể liệt kê cũng như thông báo sự hiện diện của sự vật, hiện tượng. Có thể nhắc đến ví dụ như:
– Buổi sáng Đà Lạt thật trong lành. Tiếng chim, tiếng gió.
Thấy rõ “Tiếng chim, tiếng gió” chính là sự hiện diện của sự vật đang diễn ra.
Chức năng gọi đáp
Loại này thường được mọi người sử dụng hàng ngày nhưng ít ai nghĩ đến. Một câu “Mẹ ơi!” chính là câu sử dụng với chức năng gọi đáp. Ở những trường hợp cụ thể nó còn mang thêm sắc thái chào hỏi, gọi đáp ngắn gọn.
Xét trong các chức năng thì đây chính là câu đặc biệt ngắn nhất. Nhưng ý nghĩa của nó vẫn đảm bảo không hề thay đổi về ý nghĩa. Khi nghe xong người đối diện vẫn hiểu và nắm bắt trọng tâm của câu văn, câu nói.
Sự khác nhau giữa câu rút gọn và câu đặc biệt là gì?
Xét về hình thức câu rút gọn và câu đang được làm rõ trong bài khá giống nhau. Do đó nhiều người xảy ra những nhầm lẫn tai hại khi sử dụng kiểu câu này. Để đi vào tìm hiểu sự khác biệt thì cần phân tích hai ví dụ sau:
– Mếu. Khóc. Cười. Im lặng
– Cô gái ngồi thụp xuống. Mếu. Khóc. Cười. Im lặng.
Ở hai ví dụ này, ví dụ đầu tiên là để dùng nói về câu đặc biệt. Còn ví dụ thứ hai thì được nhận định là câu rút gọn:
Câu đặc biệt | Câu rút gọn | |
Khái niệm | Hình thức bên ngoài của câu không cấu tạo theo hình kiểu đầy đủ chủ ngữ – vị ngữ. Và những bộ phận đó không thể nào khôi phục được. | Nó là loại câu bị lược bỏ thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ. Cũng có thể là cả hai không có trong câu. Những bộ phận đó cũng không thể nào khôi phục như ban đầu.
|
Tính chất | – Trời ơi! Bức tranh này đẹp thế!
Trời ơi là câu đặc biệt không chủ ngữ, vị ngữ. Tất nhiên không thể khôi phục được các phần đó. |
– Người nào đã vẽ bức tranh này?
– Hoa! Như vậỵ “Hoa” chính là câu rút gọn thành phần vị ngữ. Vậy nên khi muốn khôi phục sẽ được câu là: “Hoa là người vẽ bức tranh này”. |
Dạng bài tập sử dụng câu đặc biệt
Vì nó khá đặt biệt nên không được sử dụng rộng rãi và thường xuyên như một số loại câu khác. Trong bài tập tiếng Việt, nó sẽ xuất hiện ở một số dạng bài tập như:
Bài tập xác định câu rút gọn, câu đặc biệt trong đoạn văn
Muốn làm được dạng bài này, người học cần trang bị kiến thức về đặc điểm, khái niệm của hai loại câu. Chúng khá là tương đồng nên dễ xảy ra sự nhầm lẫn.
Dạng nhận định tác dụng của câu trong đoạn văn
Thường dạng bài tập này đề bài đã đề cập đến nó thuộc loại câu nào. Việc của học sinh là xác nhận lại tác dụng của nó trong câu. Để làm chính xác học sinh cần có vốn kiến thức tổng hợp. Như thế không chỉ tìm hiểu kỹ về nội dung câu mà còn tránh những lỗi sai không đáng có.
Viết đoạn văn có sử dụng loại câu này. Chỉ ra tác dụng của nó trong văn bản
Đối với các bạn học sinh thì đây là một trong những dạng bài khó nhất. Thế nhưng có đủ kiến thức căn bản là sẽ tự tin làm chính xác hoàn toàn. Sau khi làm xong nhớ phải nêu đúng tác dụng của câu đó. Như vậy mới có được điểm tuyệt đối của bài viết.
Trong khuôn khổ bài viết, camnangdienmay.net đã lý giải cho mọi người hiểu định nghĩa về câu đặc biệt. Hệ thống câu trong tiếng Việt là cực kỳ đa dạng cũng như phong phú. mỗi một câu lại đề cập đến những tác dụng khác nhau cơ bản. Hy vọng, qua bài sẽ đem đến những kiến thức hữu ích giúp các bạn học sinh hoàn thành bài tập. Không chỉ thế còn biết vận dụng linh hoạt nó trong đời sống.