Xe máy bị rồ ga: Nguy hiểm nếu như không được xử lý kịp thời

Để tránh những nguy hiểm rình rập, tai họa bất ngờ xảy ra do sự cố xe máy bị rồ ga, bị giật khi tăng tốc thì bạn nên chủ động nắm được biểu hiện của sự cố này cũng như một số nguyên nhân, biện pháp xử lý, chủ động khắc phục nhanh nhất.

Xe máy bị rồ ga là tình trạng như thế nào?

Xe máy bị rồ ga là hiện tượng xảy ra không phải hiếm, đặc biệt nếu như bạn đang sở hữu một số dòng xe tích hợp hệ thống phun xăng điện tử như Honda Lead, Airblade,…

Bạn hoàn toàn không nên chủ quan khi gặp sự cố này bởi nó rất dễ gây nguy hiểm cho chính bạn cũng như những người lưu thông phương tiện khác trên đường.

Khi bạn điều khiển xe và cần giảm tốc độ để chuẩn bị tấp xe vào lề đường hoặc giảm tốc để không phải dừng xe vì có đèn đỏ nhưng lúc này xe không có dấu hiệu dừng lại mà bị rồ ga khiến xe của bạn bị vút lên.

Bạn phải bóp chặt phanh và giữ im một lúc thì hiện tượng này mới giảm. Điều đó chứng tỏ xe của bạn đã bị rồ ga hay còn gọi là hiện tượng xe bị òa ga.

Xe máy bị rồ ga là sự cố rất dễ gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện
Xe máy bị rồ ga là sự cố rất dễ gây nguy hiểm cho người điều khiển

Bản chất của hiện tượng này dải tốc độ động cơ xe máy vượt ngưỡng cho phép (ngưỡng thông thường khi dải tốc độ động cơ xe máy chạy không tải là từ 800v/ph đến 1000v/ph).

Rồ ga khiến người điều khiển xe không kiểm soát được tốc độ, đặc biệt là chị em phụ nữ – những người thường thiếu kinh nghiệm trong xử lý các vấn đề ở xe, gây ra nguy hiểm khi xe đang lưu thông trên đường, dễ xảy ra tai nạn.

Có thể bạn quan tâm:
Lốp xe máy bị phồng là hiện tượng gì, nguyên nhân do đâu?
Xe máy bị hóc số – Biểu hiện, phương pháp khắc phục là gì?

Nguyên nhân và cách xử lý khi xe máy bị rồ ga

Để khắc phục được vấn đề xe máy bị rồ ga thì bạn cần biết nguyên nhân chính xác gây ra sự cố này. Một số nguyên nhân thường gặp và cách xử lý xe máy bị rồ ga như sau:

Cảm biến oxy bị bẩn dẫn tới sự cố xe máy bị rồ ga
Cảm biến oxy bị bẩn dẫn tới sự cố xe máy bị rồ ga

Bướm ga lâu ngày không được làm sạch hoặc bị kẹt

Bướm ga là 1 bộ phận nằm trong cơ cấu điều khiển và hòa trộn xăng với không khí trước khi nó đưa hỗn hợp này vào động cơ. Nhiệm vụ chính của bướm ga là đảm bảo cho hỗn hợp nhiên liệu phù hợp với các tiêu chuẩn thông số mà nhà sản xuất đề ra.

Sau một thời gian sử dụng, bướm ga sẽ bị bào mòn và làm tăng khe hở Xupap. Khi đó không khí sẽ bị thoát ra ngoài nhiều và dẫn tới tình trạng tăng lượng xăng cung cấp khiến vòng tua máy tăng cao.

Hướng xử lý: Trong trường hợp này, bạn có thể tìm tới các đơn vị sửa chữa, bảo dưỡng xe máy để thợ sửa xe khắc phục vấn đề hoặc bạn có thể mua dung dịch chuyên dụng hòa lẫn với xăng để vệ sinh bướm ga.

Cảm biến oxy bị bám bẩn

Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng xe máy bị rồ ga. Với nguyên nhân này thì tương tự như trên, bạn nên đưa xe máy tới các trung tâm bảo dưỡng xe để nhân viên làm sạch cảm biến oxy bị bám bẩn trên bề mặt, bám muội.

Vận hành xe không đúng cách

Bạn khởi động xe sai cách, đèn báo hiệu hệ thống phun xăng điện tử chưa tắt, bạn đã nổ máy.

Do đó, bạn hãy chú ý khởi động xe đúng cách, chỉ nổ máy khi đèn báo hiệu hệ thống phun xăng điện tử đã tắt.

Lúc này, hệ thống mới bơm đủ nhiên liệu cho vòi phun, hoàn thành việc khởi động hệ thống.

Sử dụng xăng kém chất lượng

Bạn đổ xăng ở những cây xăng không uy tín, dẫn tới việc xe phải sử dụng loại xăng kém chất lượng, bẩn và gây ra tình trạng rồ ga, giật khi tăng tốc. Bạn cần chú ý đổ xăng ở những cây xăng lớn, có uy tín.

Dây ga bị kẹt do sử dụng lâu ngày bị hỏng

Với nguyên nhân này thì bạn có thể khắc phục nhanh chóng bằng việc thay dây ga mới, tra dầu mỡ vào.

Trên đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới sự cố xe máy bị rồ ga. Người điều khiển xe máy nên chủ động trang bị kiến thức để nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời vấn đề này, tránh những hậu quả khó lường xảy ra thì đã quá muộn!. Chúc bạn luôn an toàn trên mọi cung đường!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *