Thi Đại học trở thành ước mơ, niềm hy vọng của rất nhiều thế hệ học sinh. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn có kết quả tốt. Vậy nếu “trượt đại học nên làm gì?”, không ít các sĩ tử sẽ rơi vào tâm trạng chán nản, không có niềm tin vào bản thân. Hiểu được tâm lý đó, chúng tôi sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại tinh thần và biết phải làm gì khi kết quả kết quả thi Đại học không tốt.
Contents
Trượt đại học nên làm gì?
Ngay sau khi có kết quả trượt Đại học, chắc chắn nhiều bạn học sinh cảm thấy rất buồn, dằn vặt bản thân về kết quả của mình.
Tuy nhiên, bạn đừng nên theo số đông, bởi việc giải tỏa tâm trạng khi có thông báo có kết quả sẽ giúp bạn giảm bớt tâm trạng tiêu cực. Dưới đây là một số “tip” giúp bạn cải thiện tâm trạng của mình:
Cần thành thật với bản thân
Trên thực tế, khi gặp chuyện buồn nhiều người không dám đối mặt với sự thật. Trong trường hợp trượt đại học là điều khó chấp nhận đối với cứ ai. Nhưng bạn hãy đối mặt với nó và đừng lảng tránh. Dù bạn có dằn vặt chính mình hay không chấp nhận thì điều đó là không nên.
Thậm chí bạn có thể bị bố mẹ trách mắng hoặc ái ngại với bạn bè. Đây là tâm trạng rất bình thường mà bạn có thể đối mặt.
Tuy nhiên bạn hãy suy nghĩ cách tích cực. Nhiều người thường nghĩ trượt đại học là điều gì đó rất kinh khủng. Nhưng kinh khủng hay không phụ thuộc vào cách nghĩ của bản thân. Trượt đại học không có nghĩa là bạn thất bại hoàn toàn.
Mọi người chỉ quan tâm đến kết quả, họ không để ý đến cả quá trình bạn cố gắng thế nào mà buông lời phán xét bạn. Đừng để ý những lời nói đó, bản thân bạn thấy mình đã cố gắng hết sức, trưởng thành từ bước ngoặt này sẽ giúp ích cho bạn.
Thành thực với bản thân làm bài đã cố gắng hết sức mình hay chưa? Nếu đã làm hết khả năng của mình thì không có gì phải hối tiếc. Còn nếu chưa, thì cần nhận ra lỗi lầm của bản thân và cần cố gắng hơn nữa.
Đi du lịch
Giải quyết nỗi buồn của mình bạn nên cho mình cơ hội được tự do thoải mái sau những chuỗi ngày căng thẳng. Đi du lịch giúp bạn bình tâm trở lại.
Hãy cùng với những người bạn, người thân đi du lịch đâu đó để có thể chia sẻ tâm tư của mình và biết đâu trong chuyến đi đó bạn sẽ thấy nhiều thứ ý nghĩa hơn sau cú sốc trượt Đại học.
Học Đại học không phải con đường duy nhất
Có thể nói việc học Đại học là niềm mong ước của nhiều thế hệ học sinh. Nhưng bạn cần nhìn nhận một cách khách quan, đó là học Đại học không phải con đường duy nhất để đến thành công. Tuy nhiên Đại học là con đường ngắn nhất giúp bạn đến với thành công một cách dễ dàng nhất.
Có thể thấy nhiều tấm gương trên thế giới không học Đại học mà họ vẫn có thành công nhất định như Steve Jobs- cha đẻ của hãng Apple, Michael Dell- CEO của hãng công nghệ Dell Technologies, Bill Gate,….
Một kỳ thi đánh giá năng lực không thể nào quyết định được quãng đời phía sau của bạn. Chỉ cần bạn có sự cố gắng, thất bại này giống như bàn đạp để bạn có thể vượt lên trên tất cả để đến thành công.
Học để thi lại
Nếu bạn thấy kết quả thi không như mình mong muốn và quyết “phục thù” chinh phục điểm số cao nhất. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi và tập trung thời gian sau để ôn luyện lại.
Có nhiều người họ có ước mơ, có niềm tin sau của sốc trượt Đại học năm đầu, họ quyết tâm ôn tập để đạt được kết quả tốt hơn. Câu nói “ Thành công không dành cho những kẻ lười biếng là đúng”.
Trượt đại học nên làm gì? -Nếu bạn cứ chìm trong nỗi buồn chán nản sau những thất bại thì bạn mãi lùi ở phía sau, không thể đạt được thành công như bạn mong muốn.
Tìm hiểu hệ cao đẳng/ trung cấp: Ngoài việc học Đại học bạn còn nhiều lựa chọn khác như học cao đẳng, học trung cấp.
Lợi thế của học hệ đào tạo này đó là bạn sẽ tiết kiệm thời gian học tập và có nhiều thời gian thực hành hơn. Có nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển hệ trung cấp hoặc cao đẳng bởi hơn tin rằng các sinh viên này chịu khó và có nhiều kỹ năng thực hành tốt.
Học nghề
Nếu cảm thấy bản thân không phút hợp với những lý thuyết khô khan thì bạn nên lựa chọn học nghề. Có nhiều cơ hội để bạn có thể đăng ký học tại trường nghề hoặc xin vào học viện tại các doanh nghiệp.
Mức độ lương của người có trình độ tay nghề cao cao hơn mức lương của các cử nhân đại học. Môi trường làm việc tự do thoải mái không bị gò bó.
Tham gia các hoạt động xã hội
Bên cạnh việc ôn luyện để thư giãn đầu óc, các bạn nên tham gia các hoạt động bên ngoài như đi làm, tham gia tình nguyện, hoạt động xã hội,…để trải nghiệm. Tránh những suy nghĩ tiêu cực cho mình và tìm hiểu thêm nhiều cơ hội khác cho bản thân.
Nếu bạn có đủ thời gian để tham gia các hoạt động giữa học và các hoạt động xã hội thì đây là quãng thời gian quý báu để phát triển kỹ năng.
Đồng thời có thể phát huy được những hiểu biết xã hội và con người. Ở các hoạt động tập thể này, giúp người tham gia có thể phát hiện ra niềm đam mê của mình.
Đi du học
Trượt đại học nên làm gì? – Với những gia đình có điều kiện, việc đi du học là gợi ý khá ổn. Tuy nhiên, việc chọn trường du học cũng trở thành vấn đề, bạn không thể chọn một cách qua loa đại khái.
Việc đầu tiên chuẩn bị cho việc đi du học bạn cần phải tập trung vào việc học ngoại ngữ và tìm hiểu thêm các kỹ năng sống tại đất nước mà bạn định du học.
Việc nghiên cứu kỹ càng sẽ giúp bạn chọn được một ngôi trường phù hợp. Vì đây chính là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của bạn.
Đi làm
“Trượt đại học” là cụm từ ám ảnh nhất với các cô cậu học sinh lớp 12 vừa bước ra khỏi cánh cổng trường cấp 3. Tuy nhiên nếu bạn không muốn tiếp tục nữa cũng không có vấn đề gì bởi bạn chỉ cần một nghề có thể nuôi sống bản thân. Có nhiều tỷ phú như Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Michael Dell đã lựa chọn con đường tương lai không qua cánh của đại học.
Nhiều cơ hội dành cho những người trẻ họ có thể tự kinh doanh, đi làm thuê hoặc nối nghiệp gia đình. Tất cả đều với mục đích giúp tương lai của họ trở lên tốt hơn. Việc thành hay bại thì nó cũng sẽ là những kinh nghiệm đầu đời.
Tuy nhiên nếu không có bằng cấp, hoặc có trình độ tay nghề cao bạn phải chấp nhận với mức thu nhập thấp. Chủ yếu là các công việc chân tay vất vả nhưng điều đó không là gì nếu bạn có sự cố gắng, chăm chỉ thì mọi thành công đều sẽ đến với bạn.
Bạn có thể tự mình kiếm được tiền, sống độc lập mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người thân hay chịu ánh mắt thiếu thiện cảm từ mọi người.
Có thể nói việc trượt Đại học không đáng sợ nếu bạn biết cách đứng lên sau thất bại này. Có rất nhiều lựa chọn dành cho bạn khi không chạm đến cánh cửa Đại học. Bài viết này, camnangdienmay.net hy vọng đã phần nào giải đáp những thắc mắc nỗi lo “trượt đại học nên làm gì?”. Chỉ cần có sự cố gắng, quyết tâm thì cơ hội nào cũng sẽ rộng mở với bạn.