ADN và ARN là những phân tử sinh học có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Tuy đều là axit nuclêic và cấu tạo từ những phân tử giống nhau nhưng cấu trúc của cả hai lại không giống nhau. Bảng phân biệt giữa adn và arn về cấu trúc và chức năng chi tiết trong phần sinh học lớp 9 và 10 hy vọng của camnagdienmay.net sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích về sinh học.
Contents
Định nghĩa ARN và ADN là gì?
Theo Wikipedia, Acid ribonucleic (ARN hay RNA) là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gene.
DNA là phân tử mang thông tin di truyền quy định mọi hoạt động sống (sinh trưởng, phát triển và sinh sản) của các sinh vật và nhiều loài virus. Đây là từ viết tắt thuật ngữ tiếng Anh deoxyribonucleic acid, theo tiếng Việt gọi là acid deoxyribonucleic

– ARN là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học C, H, O, N và P. ARN là vật chất di chuyền thuộc loại đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn nhưng nhỏ hơn nhiều so với ADN.
– ADN là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học C, H, O, N và P có cấu trúc đa phân. Nó là chuỗi xoắn kép (gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit).
Câu hỏi: Phân biệt ADN và ARN về cấu tạo và chức năng ?
Trả lời:
Điểm giống nhau giữa ADN và ARN
a/ Cấu tạo
- Đều là những đại phân tử, có cấu trúc đa phân
- Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N và P
- Đơn phân đều là các nucleotit. Có cùng 3 trong 4 loại nu giống nhau là: A (Ađênin), G(Guanin), X(Xitozin)
- Giữa các đơn phân đều có các liên kết cộng hóa trị tạo thành mạch.
b/ Chức năng
Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp protein để truyền đạt thông tin di truyền.
Điểm khác nhau giữa ADN và ARN
Bảng so sánh ADN với ARN về cấu trúc và chức năng
Tiêu chí | ADN | ARN |
Cấu trúc | 2 mạch dài (hàng chục nghìn đến hàng triệu nuclêôtit).
– Axit photphoric. – Đường đêôxiribôzơ (C5H10O4) – Bazơ nitơ: A, T, G, X. |
1 mạch ngắn (hàng chục đến hàng nghìn ribônuclêôtit).
– Axit photphoric. – Đường ribôzơ (C5H10O5) – Bazơ nitơ: A, U, G, X. |
Chức năng |
– ADN có chức năng tái sinh và sao mã – Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền |
– ARN không có chức năng tái sinh và sao mã
– Truyền đạt thông tin di truyền từ nhánh ra tế bào, tham gia tổng hợp prôtêin. – Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin. – Trực tiếp tổng hợp protein ARN truyền thông tin qui định cấu trúc protein từ nhân ra tế bào chất – tARN chở a.a tương ứng đến riboxom và giải mã trên phân tử mARN tổng hợp protein cho tế bào – rARN là thành phần cấu tạo nên riboxom |
Hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn hiểu rõ thêm ARN và ADN là gì; điểm giống và bảng phân biệt sự khác nhau giữa ARN và ADN và những kiến thức thú vị và bổ ích liên quan đến những phân tử ở con người và động vật. Mọi thắc mắc các bạn hãy để lại ngay dưới phần bình luận đội ngũ của chúng tôi sẽ phản hồi mọi câu hỏi của các bạn sớm nhất có thể.