Lực là gì? Tác dụng của lực phụ thuộc vào yếu tố gì? 

Khái niệm lực là gì đã được đề cập rất rõ trong chương trình Vật Lý lớp 6 và lớp 8. Nếu như bạn vô tình bị quên hoặc chưa hiểu rõ về phần kiến thức này thì hãy cùng camnangdienmay.net ôn luyện lại trong bài viết dưới đây nhé!

Lực là gì? Cho ví dụ

Lực là một đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật thể này lên vật thể khác. Tùy thuộc vào từng loại lực sẽ có phương, chiều, tính chất và đặc điểm khác nhau. 

Ví dụ về lực: Hùng và Hoàng cùng nhau di chuyển một cái tủ. Khi Hùng kéo tủ về bên trái thì Hùng đang tác dụng lực kéo lên tủ. Đồng thời, Hoàng đẩy tủ về bên trái (phía Hùng) thì Hoàng đang tác dụng lực đẩy lên tủ. 

Lực là gì? 
Lực là gì?

Có những loại lực nào?

Có rất nhiều loại lực khác nhau và được chia thành 2 nhóm chính, đó là: 

  • Lực trực tiếp: Lực đàn hồi, lực kéo, lực đẩy, lực nâng,… 
  • Lực gián tiếp: Lực hút nam châm tác dụng lên thanh sắt, lực hút của trái đất,… 

Kết quả tác dụng của lực là gì? Cho ví dụ

Dưới tác dụng của lực, vật bị tác dụng thường có các xu hướng sau: 

  • Vật bị biến đổi chuyển động: Có thể đang đứng yên sẽ chuyển động hoặc đang chuyển động sẽ dừng lại hoặc vật chuyển động chậm lại/ nhanh lên hoặc vật chuyển động theo hướng này sẽ chuyển động theo hướng khác. 
  • Vật bị biến dạng, thay đổi hình dạng của vật. 
  • Vật có thể vừa bị thay đổi chuyển động, vừa bị biến dạng. 

Ví dụ về tác dụng của lực: 

  • Khi đá cầu, chân ta tác dụng một lực lên quả cầu khiến cho nó chuyển động theo một hướng khác. 
  • Lực từ nắm đấm tay tác dụng vào trụ đấm bốc khiến trụ bị lõm (bị biến dạng). 
  • Khi đánh tennis, lực tác dụng từ tay lên vợt khiến cho quả bóng tennis bị biến dạng và thay đổi chuyển động. 
Ví dụ về tác dụng của lực
Ví dụ về tác dụng của lực

Tác dụng của lực phụ thuộc vào nhân tố nào? 

Như vậy, có thể thấy rằng phần lớn tác dụng của lực phụ thuộc vào độ lớn của lực tác dụng. Những kết quả của tác dụng lực (bị biến dạng hay thay đổi chuyển động) nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào độ lớn của lực. 

Ví dụ: Một cầu thủ sút nhẹ vào quả bóng sẽ khiến cho quả bóng có thể bị biến dạng nhẹ và chuyển động của quả bóng cũng thay đổi nhưng không nhiêu. Ngược lại, nếu sút mạnh sẽ khiến cho quả bóng bị biến dạng lớn và vận tốc chuyển động của mạnh cũng nhanh hơn, bóng bay xa hơn. 

Cách biểu diễn lực

Khi đã hiểu rõ khái niệm lực là gì, vậy làm sao để biểu diễn lực? Cùng mình tìm hiểu nhé!

Trước khi biểu diễn lực, chúng ta cần phải chú ý đến các yếu tố của lực, gồm có: Điểm đặt, chiều, phương và cường độ (độ lớn của lực). Để biểu diễn lực, chúng ta sử dụng một mũi tên với: 

  • Gốc: Hay còn gọi là điểm đặt của lực, là điểm mà lực tác dụng lên vật. 
  • Phương và chiều: Đây là phương, chiều mà lực tác dụng lên vật. 
  • Cường độ: Độ dài biểu diễn cho độ lớn của lực theo một tỉ lệ đã xác định trước. 

Ví dụ: Một lực tác dụng lên có phương ngang, chiều từ trái qua phải và có độ lớn là 15N. (Tỉ xích: 1cm ứng với 5N). 

  • Điểm đặt: Tại điểm A
  • Phương nằm ngang và có chiều từ trái qua phải (như hình vẽ)
  • Độ lớn của lực = 15N, tương đương với 1 đoạn mũi tên có độ dài 3cm. 

ví dụ về tác dụng của lực

Tìm hiểu về một số loại lực cơ học phổ biến

Lực hấp dẫn

Đây là lực hút giữa hai vật bất kỳ có khối lượng trong không gian. Lực hấp dẫn là lực từ xa, qua khoảng không gian cách nhau giữa các vật. Lực hấp dẫn giữa những vật có khối lượng nhỏ thường yếu nên rất khó nhận diện. Ngược lại, lực hấp dẫn giữa hai vật có khối lượng lớn thì rất đáng kể. 

Hệ thức:

công thức lực hấp dẫn

Trong đó: 

  • Fhd: Độ lớn của lực hấp dẫn (N)
  • m1, m2: Khối lượng của vật (kg)
  • R: Khoảng cách giữa 2 vật (m)
  • G: Hằng số hấp dẫn

Lực đàn hồi

Đây là lực được sinh ra khi vật đàn hồi bị biến dạng. Lực gây ra bởi lò xo khi nó bị giãn ra hoặc nén lại. Lực đàn hồi có xu hướng chống lại nguyên nhân sinh ra nó, tức là vật sẽ trở lại trạng thái ban đầu như khi chưa bị biến dạng. 

Hệ thức: 

= k

Trong đó: 

  • : Độ lớn của lực đàn hồi (N)
  • k: Hệ số đàn hồi lò xo (N/m)
  • : Độ dãn (biến dạng) của lò xo (m)

Lực ma sát

Đây là loại lực làm cản trở sự chuyển động của vật. Nó xuất hiện tại bề mặt tiếp xúc giữa 2 vật nhằm chống lại sự thay đổi vị trí tương đối giữa 2 bề mặt. 

Lực ma sát được chia thành: 

  • Ma sát trượt: Xuất hiện khi vượt trượt lên trên một bề mặt.
  • Ma sát nghỉ: Xuất hiện khi vật nằm yên trên bề mặt của vật khác. 
  • Ma sát lăn: Xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của một vật khác nhằm cản trở chuyển động lăn. 

Lực hướng tâm

Đây là lực tác dụng lên một vật chuyển động tròn đều, tạo ra gia tốc hướng tâm. Lực hướng tâm có điểm đặt đặt trên vật, phương trùng với đường thẳng nối từ vật đến tâm quỹ đạo và chiều hướng vào tâm của quỹ đạo. 

Công thức:

Ví dụ về tác dụng của lực

Trong đó: 

  • r: Bán kính của quỹ đạo (m)
  • m: Khối lượng vật (kg)
  • : Tần số góc (rad/s)
  • v: Vận tốc của chuyển động (m/s)

Trên đây là toàn bộ kiến thức ôn tập về lực là gì khtn 6. Hy vọng bài viết của camnangdienmay.net sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và cuộc sống!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *