Đông Lào là gì? “Bật mode Đông Lào” được dùng khi nào?

Lướt một vòng mạng xã hội hay các trang web tin tức, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp từ Đông Lào hay “Bật mode Đông Lào”. Vậy Đông Lào là gì? Cụm từ “Bật mode Đông Lào” được dùng khi nào? Tất cả những điều bạn thắc mắc sẽ có trong nội dung dưới đây.

Đông Lào là gì?

Đông Lào chính là thuật ngữ mạng xuất hiện nhiều trên Internet chứ không hề có trong từ điển tiếng Việt. Từ này xuất hiện lần đầu tiên trên Fanpage Đơn vị điện tử tác chiến rồi được nhiều trang lớn khác dùng lại. Sau đó, thuật ngữ Đông Lào lan truyền mạnh mẽ hơn đến với người dùng mạng xã hội. Đến bây giờ thì nó lại quá quen thuộc, được sử dụng với tần suất thường xuyên nhưng nó cũng chỉ là tên gọi trên mạng mà thôi. 

Đông Lào là nước nào?

Đông Lào là một thuật ngữ được tạo ra bởi một fanpage lớn

Qua phần nội dung bên trên chắc bạn đã hiểu thuật ngữ Đông Lào là gì rồi. Nhưng chắc chắn sẽ vẫn còn thắc mắc không biết Đông Lào là sao? Đông Lào có phải một đất nước? Có nhiều ý giải thích về nghĩa của thuật ngữ này nhưng xuất hiện nhiều phiên bản khác nhau. 

Chúng tôi xin trả lời cho mọi người luôn Đông Lào là cách cư dân mạng gọi ám chỉ Việt Nam chứ không phải một nước nào cả. Có cách gọi như thế là bởi vài lý do sau: 

– Việt Nam chúng ta có biên giới lãnh thổ với các nước Trung Quốc, Campuchia và Lào. Về vị trí thì nước ta nằm ở phía Đông so với nước Lào trên bản đồ thế giới. 

– Về chiều dài biên giới thì Việt Nam có đường biên giới dài nhất với Lào trong 3 nước giáp ranh. 

– Về mối quan hệ ngoại giữa những quốc gia có cùng biên giới.  Từ trước đến nay thì Việt Nam và Lào luôn khăng khít, gắn bó và sâu nặng nhất. Trong thời chiến tranh Việt Nam và Lào đã nương tựa, giúp đỡ và cùng nhau đồng cam cộng khổ. Vì thế mà Bác Hồ đã có mấy vần thơ sau để nói về sự khăng khít của hai nước: 

“Từ nay Lào – Việt rất gần nhau

Thương nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua 

Việt – Lào hai nước chúng ta 

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”

Đông Lào là ngôn ngữ cư dân mạng tạo ra để tránh đi khi nói về vấn đề quan sự

Như đã nói ở trên, thuật ngữ này bắt nguồn từ một fanpage tự phát không phát ngôn cho bất cứ cơ quan đoàn thể nào hết. Ở fanpage này những thông tin đưa đến thường liên quan đến chính trị, quân sự trong nước mà quốc tế. Mà việc đề cập đến những thông tin đó thường rất nhạy cảm. Vậy nên ngoài việc cái tên đem đến sự hài hước thì thuật ngữ Đông Lào còn giúp không dính líu đến pháp luật hiện hành của Việt Nam. 

“Bật mode Đông Lào” được dùng khi nào?

Tiếng Việt thường rất đa dạng nghĩa không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng. Người Việt Nam mình thường sử dụng nhiều từ nghĩa bóng và láy để tạo một từ mang nghĩa ám chỉ. Những từ ngữ đó để đánh lạc hướng nhưng vẫn thể hiện được dụng ý trong đó.

Sự khéo léo trong cách dùng từ của Việt Nam khiến người ngoài cuộc khó lòng hiểu được. Thường người Việt Nam sẽ bật mode Đông Lào khi có một thế lực nào đó có luận điệu xuyên tạc về Nhà Nước. Khi ấy những cư dân mạng của Việt Nam biến thành thế lực hùng mạnh Đông Lào. Họ sẵn sàng áp đảo, cãi nhau tay đôi với đối phương. 

Đội quân Đông Lào mạnh mẽ và hùng mạnh, xuất hiện khi Việt Nam bị bắt nạt

Hoặc khi bất kể một người dân Việt nào bị bắt nạt những lời “tổng động viên bật mode Đông Lào” luôn trực trào. Hàng ngàn người sẽ ập đến một đường link nào đó rồi đòi lại công bằng cho khổ chủ. Có thể hiểu nôm na là bất kể khi nào nhận thấy những thông tin không đúng đắn về đất nước. Lập tức sẽ có đội quân hùng mạnh trên mạng xã hội “phản đòn tức thì. 

Tóm lại, bật mode Đông Lào sử dụng để nhắc đến hành động hung hăng và hiếu chiến của người Việt khi xảy ra vấn đề nào đó. Nó trái ngược lại hoàn toàn với hình ảnh chân chất, thân thiện vốn có của dân Việt Nam.

Đông Lào có gì mà các nước lớn phải nể mặt?

“Đông Lào” hay được nhiều người biết đến cách gọi ám chỉ về “Việt Nam”. Đây là quốc gia có đặc điểm diện tích trải dài và nhỏ hẹp. Có dân số trên 97 triệu dân, GDP đầu người ở mức trung bình thấp so với các khu vực. Nền kinh tế ở mức đang phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều tăng.

Về chính trị, Việt Nam là quốc gia có hệ thống chính trị ổn định, không có quyền lực mềm về tài nguyên. Việt Nam còn nằm trong khu vực được coi là “vùng trũng thế giới”. Tuy nhiên, tại sao Đông Lào lại khiến các nước phải nể mặt? Bởi những lý do sau:

  • Việt Nam thực hiện chính sách ngoại giao mềm mỏng hòa bình với tất cả các nước.
  • Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước lớn ngày càng được khẳng định. Cụ thể như mối quan hệ khăng khít giữa Việt Nam với Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là 3 nước lớn đã liên minh lại với nhau tạo thành nhóm nhỏ trong G20. Các tổ chức thành viên này được lập ra nhằm chống lại cuộc chiến thương mại do Mỹ đơn phương đặt ra.
  • Việt Nam đã mua tên lửa hành trình siêu vượt âm mạnh nhất thế giới của Ấn Độ. Đồng thời, Việt Nam cũng đặt mua tiêm kích số 5 của Nga.
  •  Việt Nam ngày càng có tiếng nói hơn trong các vấn đề về khu vực và quốc tế.  Năng lực chủ trì, tổ chức và vai trò dẫn dắt của Việt Nam được phát huy. Hơn nữa, vai trò này được phát huy trong các hội nghị ngày càng được khẳng định nhiều hơn. Đặc biệt hơn, trong năm 2020, với việc đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch Asean. Cùng với đó là vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Và quan trọng hơn  trong bối cảnh đại dịch COVID- 19 đang diễn biến phức tạp. Việt Nam đã có những hình thức hoạt động phù hợp, linh hoạt với sáng kiến và đề xuất với bạn bè quốc tế.
  • Việt Nam đã tham gia và đóng góp ngày càng tích cực, chủ động, hiệu quả hơn về vai trò trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Điều này thể hiện như là thành viên tham dự, tham gia các chính sách mới. Đồng thời, còn tham gia đàm phán, góp phần định hình luật chơi, vươn lên đóng vai trò nòng cốt.

    Vai trò và vị thế của Việt Nam dần được khẳng định trên trường quốc tế
    Vai trò và vị thế của Việt Nam dần được khẳng định trên trường quốc tế

Có thể nói, sau gần 35 năm thực hiện đổi mới, mở cửa kinh tế “Đông Lào” cho thấy tiềm lực về sức mạnh kinh tế, chính trị. Cùng với đó là các hoạt động về văn hóa, an ninh- quốc phòng của nước ta. Vị thế quốc tế này ngày càng được nâng cao, khẳng định vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt hơn trong lĩnh vực ngoại giao, Việt Nam ngày càng có tiếng nói.

Trong cách thức hội nhập quốc tế, không chỉ “ký kết, tham gia” mà chúng ta còn góp phần xây dựng và định hình các quy tắc, luật lệ mới. Những thay đổi đó, có thể thấy Việt Nam ngày càng tự tin và khẳng định vững chãi. Các nước tiếp tục đánh giá cao và dành cho Việt Nam sự tin cậy, tín nhiệm nhờ đường lối ngoại giao độc lập.

 

Có thể bạn quan tâm:
Tuesday là gì? Cập nhật từ vựng mới nhất liên quan đến Tuesday
Mắt lươn là gì? Những người có mắt lươn là người như thế nào?

Sự khác biệt giữa Việt Nam và Đông Lào

Chiến lược ngoại giao của nước ta là mềm mỏng, duy trì hòa bình và ổn định xã hội. Thường bày tỏ quan ngại với những động thái ở khu vực và trên thế giới. Cách giải quyết của Việt Nam luôn ưu tiên những biện pháp hòa bình. Chúng phù hợp với quy định và luật quốc tế. Mọi vấn đề đều không giải quyết theo hướng sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ trang. 

Thế nhưng chủ quyền là chính là thứ không thể xâm phạm dù một tấc. Như hai quần đảo đang tranh chấp với Trung Quốc là Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam chưa từng từ bỏ, liên tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi bằng cách này hay cách khác. 

Đông Lào thường thích cà khịa và số lượng áp đảo

Đông Lào mạnh về quân sự, đầu tư nhiều tiền của cho việc chạy đua vũ trang, vũ khí. Không chỉ thế còn mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Cũng như tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế với vấn đề tranh chấp ngoài biển. Điểm đặc biệt của Đông Lào thường sẽ không bình luận về bất cứ vấn đề nào được hỏi, làm nhiều hơn nói. Khi cần phát biểu thì bất kể ai cũng không thể phản bác lại. Đông Lào để nói về một thế mạnh khác của Việt Nam rất khảng khái,  không ngại một thế lực nào. 

Thuật ngữ Đông Lào được tạo ra nhằm mục đích như thế để chuyển hướng suy nghĩ của mọi người. Cách gọi này khá hài hước để ví von về một “đất nước chuyên chạy đua vũ trang”. Ngoài đem đến sự hài hước ra, Đông Lào được sử dụng thay thế cho Việt Nam để đề cập đến vấn đề liên quan chính trị hay quân sự. Một trong những vấn đề vốn rất khắt khe, hạn chế nhắc đến tại nước mình. 

Gọi Việt Nam là Đông Lào có sai hay không?

Đã bao giờ bạn thắc mắc về việc sao không gọi là Việt Nam mà phải lòng vòng sáng tạo ra tên Đông Lào? Một vài cách lý giải như trên đã nói, gọi Đông Lào vì Việt Nam và Lào có mối quan hệ thân thiết. Do đó dựa vào bản đồ thế giới Việt Nam ở phía Đông nước Lào nên gọi Đông Lào. 

Đây là thuật ngữ hóm hỉnh không dành cho những ai không biết đùa

Khi thuật ngữ này xuất hiện, nhiều người cho rằng gọi Đông Lào làm phai mờ đi tên tuổi quốc gia mình. Thế nhưng chính cách gọi Đông Lào không những không làm lu mờ lại còn kích thích tò mò. Chính điều này khiến Việt Nam được nhiều người biết đến hơn hẳn. 

Cách gọi Việt Nam là Đông Lào không phải để đánh giá hay so sánh giữa Việt Nam với Lào. Nhiều người nghĩ theo cách này là sai lệch hoàn toàn. Hai quốc gia anh em đều đang phát triển với những thế mạnh mà mình đang có. Những vấn đề ở tương lai cải thiện chưa ai có thể biết trước. Vậy nên gọi Việt Nam là Đông Lào không phải để nói đến sự giống nhau. 

Vậy nên không có gì sai khi gọi Việt Nam là Đông Lào. Nhưng phải biết dùng đúng chỗ, đúng lúc để không làm sai lệch những ý nghĩa của từ. Hãy dùng thái độ thân thiện của người Việt Nam đối với những ai lịch sự. Còn đối với người thích gây hấn hãy “bật mode Đông Lào” để thể hiện rõ sức mặt mạnh của chính mình. Nhiều người Việt khi tự nhận là Đông Lào cũng như thể khẳng định lãnh thổ mà thôi.

Vậy tên gọi Đông Lào có được sử dụng chính thức không?

Thực chất tên gọi “Đông Lào” chỉ xuất hiện trong một số bộ phận tại Việt Nam và trên các trang mạng xã hội. Như đã nói ở phần trên, tên gọi này gây tò mò cho nhiều người Việt Nam. Trong từng hoàn cảnh nó sẽ được sử dụng theo cách khác nhau. Thông thường cách gọi “Đông Lào” giống như cách gọi ám chỉ những từ ngữ  mang ý nghĩa tiêu cực nhất về người Việt. Thông thường, khi nhắc đến “Đông Lào” ám chỉ những người Việt hung hãn, thô lỗ.

Cũng có những trường hợp, do tính tò mò sử dụng với mục đích tạo tính hài hước cho cuộc trò chuyện. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là không nên sử dụng nó thay thế hoàn toàn cho cụm từ “Việt Nam”. Điều này ảnh hưởng đến cả chính trị quốc gia. Hiện nay, chưa có văn bản chính thức nào công nhận từ “Đông Lào” được sử dụng chính thức tại Việt Nam. Chính vì vậy bạn cần tiết chế, sử dụng từ ngữ đúng hoàn cảnh. Không nên sử dụng bừa bãi nhất là các trang mạng xã hội.

Trong khuôn khổ bài viết trên đây, chúng tôi đã giải thích cho mọi người hiểu “Đông Lào là gì?”. Không chỉ thế còn một số vấn đề khác liên quan đến thuật ngữ này. Hãy truy cập Cẩm Nang Điện Máy thường xuyên để cập nhật những thông tin bổ ích nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *