Khi mua và sử dụng các loại máy nén không khí chúng ta sẽ quan tâm đến áp suất và lưu lượng làm việc của máy. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách chỉnh áp suất máy nén khí một cách đơn giản, nhanh chóng.
Contents
Nguyên nhân ảnh hưởng đến áp suất của máy nén không khí
Điều chỉnh áp suất khí nén để máy hoạt động ổn định hơn
Người ta đã tìm ra những nguyên nhân có thể làm ảnh hưởng đến áp suất cũng như quá trình hoạt động của máy nén. Trong đó, có 3 nguyên nhân chính là:
- Nguyên nhân từ đường ống dẫn khí nén. Nếu ống dẫn khí bị hỏng có thể làm rò rỉ khí hoặc do thiết kế không phù hợp làm áp suất khí nén bị giảm
- Do máy quá cũ không đáp ứng đặc điểm nhu cầu nén khí của toàn bộ hệ thống
- Lựa chọn loại máy không đủ công suất
Máy nén bị tụt, giảm áp suất có thể làm ảnh hưởng đến năng suất công việc của cả hệ thống. Sụt giảm áp khiến máy cần hoạt động liên tục trong thời gian dài hơn, làm tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn.
Người ta đo được cứ mỗi 0.1 bar tụt áp thì cần dùng thêm ~1% năng lượng tiêu thụ. Do đó, bạn cần biết cách chỉnh áp suất máy nén khí kịp thời.
Lưu ý khi điều chỉnh áp suất cho máy nén khí
Các bộ phận có ảnh hưởng đến việc điều chỉnh áp suất của máy nén khí sẽ gồm xilanh, van trượt, bộ phận điều chỉnh áp suất,…
Đối với máy nén piston, việc điều chỉnh áp suất khí nén sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình đóng, mở van xả lắp trên thân máy.
Lượng tiêu thụ khí nén của bộ phận phụ tải và năng suất của máy có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Cụ thể: lượng tiêu thụ khí nén của hệ thống lớn hơn áp suất của máy thì giá trị áp suất bị giảm đi, nếu hai giá trị này bằng nhau thì áp suất bằng với trị số định mức đã được đưa ra bởi nhà sản xuất.
Phụ thuộc vào modem của bộ công tắc áp suất bạn có thể cài đặt áp suất với bộ chênh áp cố định hoặc cài đặt áp suất theo nhu cầu sử dụng.
Hệ thống truyền động của máy nén không khí sử dụng động cơ đồng bộ hoặc không đồng bộ nên bạn có thể điều chỉnh áp suất thông máy khí nén qua relay hoặc qua van chỉnh áp.
Cách chỉnh áp suất máy nén khí thông qua relay
Relay có nhiệm vụ bảo vệ máy khí nén, giúp máy tự động ngắt và bật máy khi thiết bị đã đủ áp suất. Việc điều chỉnh áp suất khí nén này sẽ đảm bảo hệ thống hoạt động một cách bền bỉ và ổn định hơn.
Nắm rõ cách chỉnh áp suất máy nén khí bằng relay sẽ giúp bạn hạn chế được nhiều rủi ro trong quá trình vận hành hoặc tiết kiệm được chi phí sửa chữa.
Muốn điều chỉnh relay tự ngắt, bạn vặn relay ngược chiều kim đồng hồ nếu muốn giảm áp suất hoặc cùng chiều kim đồng hồ cho trường hợp muốn tăng áp suất của khí nén.
Bật mí những “bí mật” ít ai biết về van khí nén 5/2
Thủ tục nhập khẩu máy nén khí, bình khí đầy đủ từ A đến Z
Cách hiệu chỉnh relay áp suất của máy nén khí
Đối với máy nén khí dùng nguồn điện 220V thì điều chỉnh áp lực máy nén khí relay là 8kg, còn với nguồn điện 380V sẽ ở mức là 12kg tùy thuộc theo áp lực khí nén cụ thể cần sử dụng.
- Đầu tiên, bạn cần cài đặt áp suất thấp nhất cho ứng dụng, thiết bị cần dùng khí nén. Thông thường các máy nén được cài đặt mặc định ở mức áp suất 7 bar (125psi) hoặc bạn điều chỉnh xuống 5, 6 bar tùy theo nhu cầu.
- Việc tăng áp suất của máy đồng nghĩa với việc tăng lượng điện năng tiêu thụ. Vì thế bạn chỉ nên tăng áp suất trong trường hợp thật sự cần thiết để có thể tiết kiệm chi phí.
Cách cài đặt relay áp suất mở tải của máy nén không khí
Để cài đặt relay mở tải, bạn cần thực hiện những thao tác sau đây:
- Khởi động máy nén cho máy chạy đến khi đạt áp suất ngắt tải
- Mở một bộ phận van xả để khí thoát chậm ra ngoài.
- Đợi máy khởi động lại, ghi lại áp suất. Đây chính là áp suất mở tải
- Bạn điều chỉnh áp suất bằng cách quay relay theo chiều kim đồng hồ đến áp suất ngắt tải.
- Đóng van xả khí và máy sẽ hoạt động đến khi đạt áp suất ngắt tải.
Sau đó, bạn lặp lại quy trình trên cho tới khi có được mốc cài đặt mở tải chính xác nhất là bạn đã hoàn thành việc cài đặt áp suất mở tải.
Hướng dẫn cài đặt relay áp suất ngắt tải
Các bước thực hiện cũng gần tương tự như các bạn thực hiện cài đặt relay mở tải của máy nén:
- Bật máy cho đến khi đạt áp suất ngắt tải
- Điều chỉnh độ chênh lệch áp suất theo hai hướng theo chiều kim đồng hồ để tăng áp suất (trường hợp muốn áp suất tối đa cao hơn) hoặc ngược chiều kim đồng hồ để giảm áp suất nếu muốn áp suất tối đa thấp hơn.
- Mở van xả đợi đến khi máy tụt áp đủ thấp để khởi động và đóng van lại. Khi máy dừng, bạn hãy kiểm tra áp suất ngắt áp.
- Lặp lại quá trình này cho đến khi đạt áp suất ngắt tải chính xác.
Cách chỉnh áp suất máy nén khí qua bộ phận van chỉnh áp
Van chỉnh áp là bộ phận giúp người sử dụng điều chỉnh áp suất ở một trị số nhất định để đảm bảo ổn định áp suất. Có hai loại van hút là van hút điều khiển máy nén ở chế độ tỉa hoặc không tải và van điều khiển máy ở chế độ điều chế.
Điều chỉnh áp suất không tải
Với việc điều chỉnh áp suất này, bạn nới lỏng đai ốc của khóa trên. Sau đó vặn bu lông điều chỉnh áp lực không tải theo cùng chiều kim đồng hồ nếu muốn tăng áp suất hoặc ngược chiều kim đồng hồ nếu muốn giảm áp không tải.
Cuối cùng, bạn siết lại đai ốc khóa trên để hoàn tất việc điều chỉnh áp suất máy nén khí.
Điều chỉnh áp suất tải
Cũng giống như các điều chỉnh áp suất không tải, bạn cần thực hiện một vài các thao tác đơn giản.
Đầu tiên, bạn nới lỏng đai ốc khóa dưới và vặn đai ốc chỉnh chênh lệch áp suất theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất và ngược kim đồng hồ để tăng áp suất cho máy. Sau đó, siết đai ốc khóa dưới để hoàn thành.
Ngoài ra bạn có thể điều chỉnh áp suất bằng cách chuyển đổi vị trí hoặc đóng mở van điều khiển để điều khiển chuyển động của dòng khí nén trong máy.
Cách chỉnh áp suất máy nén khí không quá khó và phức tạp. Bạn có thể vận dụng những thông tin mà camnangdienmay.net vừa chia sẻ để tự điều chỉnh áp suất cho máy nén theo nhu cầu sử dụng của mình.