Trong chương trình văn học lớp 9, sách giáo khoa có bài về các phương châm hội thoại (tiếp theo) ngắn nhất. Trong đó chúng ta đã được giới thiệu về 3 phương châm hội thoại cơ bản. Vậy các phương châm hội thoại tiếp theo ngắn nhất này là những phương châm nào? Hãy cùng camnangdienmay.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Contents
Phương châm hội thoại là gì?
Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một chút phương châm hội thoại là gì. Phương châm hội thoại chính là các quy định, là nguyên tắc buộc những người tham gia hội thoại phải tuân thủ theo. Có tuân thủ đúng những yêu cầu này thì cuộc giao tiếp của bạn mới được xem là đã thành công.
Để có thể giao tiếp và thuyết phục, hướng người khác theo một chủ đề nào đó bạn cũng cần chú ý một số điểm sau:
– Tính tham khảo: những thông tin tham khảo cần chọn lọc một cách kỹ càng, sau đó khái quát chính xác những vấn đề trọng tâm.
– Tính thời sự: cần cho mọi người thấy được thực trạng, sự cấp thiết và cần được thực hiện ngay.
– Tính phản biện: Sẽ có nhiều luồng ý kiến đồng tình hay phản bác khác nhau về một vấn đề nào đó. Thế nhưng quan trọng là bạn phải chứng minh thuyết phục được những người phản bác mình.
– Tính đề xuất: cần đưa ra các đề xuất, giải pháp và phương pháp để giải quyết các vấn đề hay giả thuyết được đặt ra trước đó. Khi tham luận bạn cần phải có những dẫn chứng cụ thể, những luận cứ và giải pháp nhằm thuyết phục người nghe.
Các phương châm hội thoại tiếp theo ngắn nhất bao gồm những phương châm nào?
Các phương châm hội thoại tiếp theo bao gồm 3 phương châm đó là:
– Phương châm quan hệ: Khi tranh luận hay trong một cuộc hội thoại thì cần tập trung đúng chủ để, tránh lạc đề.
– Phương châm cách thức: khi giao tiếp thì người hội thoại cần phải chú ý nói một cách ngắn gọn rành mạch nhất, tránh nói lan man mơ hồ.
– Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần có sự tế nhị, tôn trọng đối với người khác.
Ví dụ từng phương châm
Phương châm quan hệ
Phương châm quan hệ là một trong 5 phương châm hội thoại cơ bản nhất mang ý nghĩa nhắc nhở người đọc tập trung, tránh lạc đề trong quá trình giao tiếp.
Ví dụ: Trong tiếng Việt có một câu thành ngữ quen thuộc: “ông nói gà, bà nói vịt” ý chỉ việc khi ông đang nói về nội dung này mà bà lại nói về nội dung kia hoàn toàn không liên quan đến nhau.
Trường hợp này xảy ra gây hậu quả khiến cho cuộc hội thoại giữa 2 người trở nên vô nghĩa và những người giao tiếp với nhau không hiểu nhau đang nói tới vấn đề gì. Điều này chính là đã vi phạm phương châm quan hệ.
Phương châm cách thức
Ví dụ đối với phương châm cách thức: Trong tiếng Việt chúng ta có 2 câu thành ngữ là “dây cà ra dây muống” và câu “Lúng búng như ngậm hột thị”.
Hai câu thành ngữ nói trên đã mỉa mai cách nói chuyện dài dòng và không đi đúng vào trọng tâm của vấn đề. Từ đó đã ảnh hưởng, khiến cho những người đang giao tiếp cùng mình cảm thấy khó hiểu. Trong trường hợp này đã không đạt được hiệu quả trong giao tiếp.
Bài học rút ra ở đây chính là việc tuân thủ cách nói rõ rành rành mạch và tránh những nội dung không cần thiết ở trong giao tiếp.
Phương châm lịch sự
Ở phương châm lịch sự chúng ta có ví dụ trích từ tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố như sau:
Bà lão láng giềng lật đật chạy sang vào hỏi:
– Bác trai đã khá rồi chứ?
– Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như bình thường. Nhưng xem ra hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
Đoạn hội thoại này là cuộc trò chuyện giao tiếp giữa chị Dậu và bà lão hàng xóm. Ở trong đoạn hội thoại, chị Dậu đã có câu trả lời bà lão vô cùng lịch sự trước sự quan tâm của bà. Chị Dậu ở đây đã tuân thủ đúng phương châm lịch sự.
Xem thêm: Tiểu tam là gì? Dấu hiệu chồng bạn có tiểu tam bên ngoài
Trên đây là những kiến thức, thông tin về các phương châm hội thoại tiếp theo. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu rõ hơn về các phương châm hội thoại này và vận dụng vào thực tế cuộc sống một cách hiệu quả nhất.