Phép ẩn dụ là gì? Có mấy kiểu ẩn dụ? Ví dụ chi tiết

Ẩn dụ là gì? Ẩn dụ là một trong các nghệ thuật tu từ rất quan trọng, thường xuyên xuất hiện trong các chương trình Ngữ Văn 6 trở lên. Liên quan đến chủ đề này, camnangdienmay.net sẽ giúp các bạn tổng quan kiến thức về khái niệm phép ẩn dụ. Có các hình thức ẩn dụ nào và các ví dụ cụ thể để phân biệt chúng ra sao? Khám phá ngay nào!

Ẩn dụ là gì?

Các định nghĩa về “ẩn dụ là gì?”

Theo khái niệm chuẩn SGK: “Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắn đến qua việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà giữa chúng có những nét tương đối giống nhau”.

Còn theo wikipedia: “Ẩn dụ, là một hình thái trong văn nói, cũng có thể là một cụm từ được dùng để thể hiện một cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa.”

Tuy nhiên, các thuật ngữ khái niệm về “ẩn dụ là gì” này có thể khá “rối não” cho các bạn học sinh mới làm quen. 

Chúng ta có thể hiểu đơn giản về nghệ thuật ẩn dụ như sau: Ẩn dụ là việc chúng ta gọi tên một sự vật (hiện tượng) này bằng tên của một sự vật (hiện tượng) khácsự tương đồng / gần gũi nhau.

Tác dụng của ẩn dụ là gì?

Cũng giống như nhiều nghệ thuật tu từ khác, ẩn dụ có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt trong câu nói / viết.

Phân tích ví dụ dễ hiểu về nghệ thuật ẩn dụ

ẩn dụ là gì
Phép ẩn dụ là gì?

VD về ẩn dụ: “Thuyền về có nhớ bến chăng / Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

“Thuyền” và “bến” vốn là hai sự vật vô tri vô giác, không thể “nhớ” hay “đợi”. Đây là một phép ẩn dụ, với “thuyền” là hình ảnh người con trai đi xa, “bến” là tượng trưng cho người phụ nữ sắc son, một lòng chờ người yêu / chờ chồng trở về.

Vậy tại sao lại có sự liên tưởng giữa “thuyền” và “biển”?

Chúng ta có thể thấy, hình ảnh những chiếc thuyền luôn gắn với sự phiêu bạt, nay đây mai đó, cũng như cuộc sống của những người đàn ông luôn phải vất vả, chèo gánh cho gia đình.

Trong khi đó, “bến” chính là bến đỗ của thuyền, cũng chính là quê hương – gia đình, nơi luôn chờ đợi “thuyền” cập bến, giống như người con gái chung thủy chờ chồng.

Qua phép ẩn dụ này, người ta thấy được tấm lòng chung thủy, trinh nguyên, tình yêu sâu sắc của cô gái dành cho người trong lòng đã đi xa.

Có thể bạn quan tâm:
Hoán dụ là gì? Nằm lòng phép tu từ hoán dụ lấy điểm 9, 10

Có mấy kiểu ẩn dụ?

Ngoài khái niệm “ẩn dụ là gì?”, để hiểu rõ hơn về phép tu từ này, học sinh không được quên cách phân loại các hình thức ẩn dụ.

Cụ thể hơn, ẩn dụ được chia thành 4 hình thức sau:

  • Ẩn dụ hình thức
  • Ẩn dụ cách thức
  • Ẩn dụ phẩm chất
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về từng hình thức nêu trên:

ẩn dụ là gì
Tìm hiểu về nghệ thuật ẩn dụ trong chương trình Ngữ văn 6

Ẩn dụ hình thức

Hiểu đơn giản, đây là cách mà người nói / người viết dùng điểm tương đồng về hình thức giữa 2 sự vật / hiện tượng để tạo thành phép ẩn dụ. Trong câu sẽ bị ẩn đi một phần ý nghĩa nào đó.

Chẳng hạn như: “Dưới trăng quyên đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

  • “Lửa lựu” là hình ảnh ẩn dụ, một cách nói “gợi hình” để làm nổi bật lên màu sắc của hoa lựu đỏ như màu lửa.
  • “Điểm tương đồng về hình thức” ở đây chính là màu sắc.

Ẩn dụ cách thức

Cũng giống cách định nghĩa trên, nhưng hình thức này sử dụng sự tương đồng giữa cách thức thực hiện hành động để tạo phép ẩn dụ giữa hai sự vật (hiện tượng).

Chẳng hạn như: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

  • “Ăn quả” tương đồng với cách thức thừa hưởng thành quả lao động, sự hưởng thụ
  • “Trồng cây” tương ứng với cách thức hành động quả quá trình làm việc, vượt qua khó khăn mới tạo ra được thành quả
  • “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học đạo đức về lòng biết ơn, tri ân. Khi chúng ta được hưởng thụ bất kỳ điều gì, cũng phải nhớ ơn đến những người đã có công tạo ra nó.
ẩn dụ là gì
Giải đáp: có mấy kiểu ẩn dụ, khái niệm, ví dụ và phân tích dễ hiểu cho bạn đọc

Ẩn dụ phẩm chất

Ẩn dụ phẩm chất hiểu đơn giản là cách lấy sự tương đồng về mặt phẩm chất (đặc điểm, đặc tính) để thay thế sự vật (hiện tượng) này với sự vật (hiện tượng) khác.

Chẳng hạn như: “Người cha mái tóc bạc / Đốt lửa cho anh nằm”

“Người cha” là hình ảnh ẩn dụ nói về Bác Hồ, tác giả lấy sự tương đồng về phẩm chất của Bác với hình tượng của một người “cha”. Đó là trái tim ân cần, gần gũi, chăm sóc các chiến sĩ như cha với các con.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Đây là phép tu từ ẩn dụ lấy từ ngữ dùng để miêu tả cảm nhận của một giác quan này bằng từ dùng để miêu tả cảm nhận của giác quan khác.

Chẳng hạn như” “Giọng nói của cô ấy thật quá đỗi ngọt ngào”

“Ngọt ngào” là từ dùng để chỉ cảm nhận của vị giác (lưỡi), nhưng lại được dùng để miêu tả một giọng nói vốn phải cảm nhận bằng thính giác (tai).

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Ẩn dụ là gì? Có mấy kiểu ẩn dụ? Ví dụ chi tiết, dễ hiểu nhất. Mong rằng, các kiến thức mà camnangdienmay.net có thể giúp các bạn nắm rõ về nghệ thuật tu từ này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *