Áp lực là gì? Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào gì?
Khi còn học vật lý ở trên trường, chúng ta đều đã được học về lực. Trong đó chúng ta được biết đến áp lực. Vậy áp lực là gì, tác dụng của áp lực phụ thuộc vào gì? Bài viết dưới đây camnangdienmay.net sẽ củng cố lại cho bạn tất tật những kiến thức này. Mời các bạn cùng theo dõi!
Contents
Áp lực là gì?
Áp lực chính là lực tác động lên trên diện tích bề mặt của một vật. Lực ép này sẽ vuông góc với diện tích của bề mặt chịu lực.
Áp lực được coi như là một đại lượng véc – tơ, tuy nhiên nhiên vì đã xác định được phương (vuông góc với bề mặt chịu lực) và chiều là hướng vào bề mặt chịu lực. Do đó khi nói về áp lực người ta sẽ thường chỉ nói về độ lớn (cường độ) của áp lực.
Áp lực thường sẽ xuất hiện ở rất nhiều nơi trong thực tế. Chẳng hạn như khi bạn đứng trên mặt đất cũng là bạn đang tạo ra một áp lực. Áp lực này sẽ vuông góc xuống mặt đất với trọng lượng đúng bằng cơ thể bạn.
Đơn vị đo của áp lực là Newton (N).
Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào gì?
Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào cường độ của áp lực và diện tích bị ép.
Cụ thể khi áp lực càng mạnh và diện tích mặt bị ép càng nhỏ thì tác dụng của áp lực sẽ càng lớn.
Ta có ví dụ:
Khi mà đặt một khối kim loại hình chữ nhật ở trên mặt cát phẳng. Áp lực từ khối kim loại lúc này sẽ làm cho cát bị lún xuống như trong hình.
Nhận thấy áp lực ở (2) lớn hơn áp lực (1) và diện tích bị ép bằng nhau => Cát ở (2) lún hơn so với (1).
Diện tích bị ép ở (3) nhỏ hơn diện tích bị ép (1) => Ở (3) cát lún nhiều hơn (1)
Sự khác nhau giữa áp lực và áp suất
Áp suất là gì?
Đầu tiên, để biết được sự khác nhau giữa áp lực và áp suất chúng ta cũng phải biết được áp suất là gì. Áp suất ở đây chính là độ lớn của áp lực trên cùng một đơn vị diện tích bị ép và lực ép này sẽ có phương vuông góc với mặt phẳng bị ép.
Từ đó, đơn vị của áp suất cũng chính là đơn vị của áp lực trên diện tích là Newton trên mét vuông (N/m2). Đơn vị này được gọi là Pascal, theo tên của một nhà toán học và vật lý người Pháp.
Ta có 1N/m2 = 1Pa
Áp suất có một số loại phổ biến mà ta thường biết đến như sau:
– Áp suất chất lỏng và chất khí. Trong đó áp suất chất lỏng chính là lực đẩy của chất lỏng truyền bên trong ở các đường ống. Nếu lực đẩy này càng nhanh thì áp suất này cũng sẽ càng mạnh và ngược lại.
Còn áp suất chất khí, với khí nén cũng sẽ tương tự như áp suất chất lỏng.
– Áp suất của chất rắn: Áp suất này sẽ tạo được áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích xác định. Áp suất của chất rắn sẽ chỉ tác dụng lực lên vật ở bề mặt mà nó tiếp xúc.
– Áp suất riêng phần: đây là áp suất của một chất khí khi nó là một thành phần hỗn hợp trong khí.
– Áp suất dư: là áp suất ở tại một điểm trong chất khí và chất lỏng khi lấy mốc là áp suất khí quyển ở lân cận.
– Áp suất tuyệt đối: là tổng áp suất mà được tạo nên bởi cả cột chất lỏng và khí quyển tác dụng lên điểm trong chất lỏng. Nó chính là áp suất tiêu chuẩn so với môi trường chân không 100%.
– Áp suất thẩm thấu: là lực đấy trong hiện tượng thẩm thấu chúng ta thường thấy. Nó sẽ được tạo ra bởi hiện tượng mà các phân tử dung môi phát tán ở một chiều qua màng thẩm thấu từ dung môi sang dung dịch.
– Áp suất thủy tĩnh: là áp suất thống nhất ở trong tất cả các hướng và tương ứng với áp suất gây ra trong khi chất lỏng không chuyển động.
Mặc dù áp suất và áp lực đều tác động lên một diện tích nhưng có sự khác biệt đó là áp lực là lực tác dụng lên một diện tích, còn áp suất thì lại là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích.
Áp lực và áp suất có sự khác biệt khi áp lực là lực tác dụng lên một diện tích còn áp suất là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích
Ví dụ: Khi chúng ta có một viên gạch dùng để xây tường và trọng lượng của nó là 2kg, kích thước 205×95×55mm
Ta có áp lực viên gạch là: 2 × 9.807= 20.6N lên diện tích là 0.095 × 0.055 = 0.005m2.
Áp suất của viên gạch lên mặt phẳng là : 20.6 / 0.005 = 4120 N/m2
Trên đây là những kiến thức về áp lực là gì, tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào và sự khác nhau giữa áp lực với áp suất. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn củng cố được kiến thức và áp dụng thành công trong quá trình học tập, nghiên cứu của mình.
Xem thêm: Dropshipping là gì? Hướng dẫn cách bán hàng Dropshipping