Thời gian gần đây, phương pháp ăn chay trở nên phổ biến và nhận được sự quan tâm của rất nhiều người từ già tới trẻ. Vậy ăn chay là gì? Có những chế độ ăn chay nào và việc ăn chay có lợi ích cho sức khỏe như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về chế độ ăn chay ở bài viết dưới đây nhé!
Contents
Ăn chay là gì? Có những hình thức ăn chay nào?
Trước khi tìm hiểu ăn chay có được ăn trứng, uống sữa không thì chúng ta sẽ cùng khám phá ăn chay là gì nhé. Ăn chay hay còn có tên gọi là ăn lạt, trai giới được hiểu là một phương pháp ăn uống “healthy and balanced”. Vậy ăn chay là ăn những gì?
Ăn chay không phải là tu mà ăn chay là để giúp thanh lọc cơ thể, giúp khỏe mạnh và cân bằng. Thực đơn các món ăn chay thường là rau củ quả, các loại hạt,… Hay nói cách khác là các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
Ăn chay là không ăn những gì? Những người ăn chay thường không ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hay các sản phẩm thu được từ quy trình giết mổ.
Hiện nay, theo quan điểm của Phật giáo thì sẽ có hai hình thức ăn chay phổ biến đó là ăn chay trường và ăn chay kỳ.
- Ăn chay kỳ: đây là hình thức khởi sự ăn chay, đó có thể là ăn chay theo các ngày trong tháng hoặc các tháng trong năm. Thông thường, người ta sẽ tự phát nguyện ăn chay theo những chu kỳ nhật định mà bản thân đặt ra.
- Ăn chay trường: Đây là hình thức ăn lạt kéo dài liên tục và có thể kéo dài đến suốt đời. Áp dụng hình thức ăn chay này thì người ta sẽ không xen kẽ các bữa ăn mặn mà bỏ hoàn toàn sử dụng các sản phẩm đến từ thịt hay động vật.
Các trường phái ăn chay hiện nay
Chế độ ăn chay trường
Một chế độ ăn chay khá phổ biến hiện nay đó là ăn chay trường. Thực đơn kiểu ăn chay trường không bao gồm các món ăn làm từ thịt giống như các chế độ ăn chay khác. Bên cạnh đó, trong menu ăn chay trường cũng sẽ không có các sản phẩm chế biến từ sữa như pho mát, kem, sữa chua,…
Thông thường, những người kiểu ăn chay trường sẽ ăn các món ăn làm từ trứng như trứng cuộn, trứng tráng, trứng luộc,… Ngoài ra, họ cũng sẽ sử dụng trứng làm nguyên liệu làm bánh như bánh kem, bánh mì,…
Ăn chay tuyệt đối (Vegan)
Ăn chay tuyệt đối có ăn trứng, uống sữa được không? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người. Với những ai theo trường phái ăn chay tuyệt đối sẽ hoàn toàn không sử dụng bất cứ đồ ăn nào từ động vật, gồm có cả mật ong, trứng, sữa, phomat,… Các sản phẩm như trứng và sữa đều có nguồn gốc từ động vật nên nếu theo trường phái ăn chay này thì bạn hoàn toàn không thể ăn những loại thực phẩm này.
Ăn chay có trứng sữa (Ovo Lacto Vegetarian)
Ovo Lacto Vegetarian là chế độ ăn chay được rất nhiều người áp dụng hiện nay. Đây là chế độ ăn chay có được ăn trứng và uống sữa. Những người ăn chay theo trường phái này cũng nói không phải thịt cá nhưng vẫn bổ sung trứng và sữa hay các sản phẩm làm từ trứng, sữa vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Vì vậy, nếu có bạn nào thắc mắc ăn chay có uống được trà sữa không thì đây là chế độ ăn chay có cho phép sử dụng trứng và sữa.
Ăn chay có sữa (Lacto Vegetarian)
Với những bạn nào theo trường phải ăn chay có sữa thì sẽ không được ăn thịt, cá và không ăn trứng hay các sản phẩm chế biến từ trứng. Tuy nhiên, họ vẫn có thể sử dụng các thực phẩm từ sữa như kem, phomat,… vào trong các bữa ăn hàng ngày.
Chế độ ăn chay linh hoạt
Chế độ ăn chay linh hoạt cũng là minh chứng quan trọng để giải đáp cho câu hỏi ăn chay là gì và có những chế độ nào. Đây cũng là kiểu ăn chay được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Cũng như các chế độ ăn chay khác thì chế độ ăn chay linh hoạt sẽ chủ yếu xây dựng thực đơn các món ăn từ thực vật. Tuy nhiên, chế độ ăn chay này thỉnh thoảng linh hoạt bằng việc kết hợp với các sản phẩm từ động vật với một lượng ít hoặc vừa đủ.
Thực đơn chế độ ăn chay linh hoạt sẽ được xây dựng theo nguyên tắc sử dụng hoàn toàn nguyên liệu từ thực vật, chất protein sẽ được cơ thể tiếp nhận từ thực vật thay thay vì các món ăn từ động vật. Ngoài ra, kiểu ăn chay này cũng sẽ hạn chế những sản phẩm chế biến sẵn và đường.
Thực tế thì những người theo chế độ ăn chay linh hoạt sẽ không được coi là người ăn chay nếu như có ăn thịt, dù là một lượng rất ít. Vậy nên, chế độ ăn chay này khá phù hợp với những người có vấn đề về sức khỏe hoặc là theo sở thích cá nhân.
Chế độ ăn chay Pescatarian
Khác với các chế độ ăn nêu trên thì kiểu ăn chay Pescatarian chỉ sử dụng các thực phẩm chế biến từ cá và sẽ không ăn các loại thịt khác như thịt gà, bò, dê, lợn,… Ngoài ra, menu chế độ ăn chay Pescatarian cũng bao gồm những sản phẩm chế biến từ sữa và trứng. Những người theo chế độ ăn chay này chủ yếu là để cơ thể hấp thụ axit béo omega – 3 lành mạnh từ cá.
Chế độ ăn thuần chay
Một chế độ ăn chay vô cùng khắt khe hiện nay đó là chế độ ăn thuần chay. Vậy, theo bạn thì chế độ ăn thuần chay là gì? Chế độ ăn thuần chay sẽ loại trừ tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm thịt, cá, trứng và sữa. Một số người ăn theo chế độ thuần chay còn không sử dụng mật ong vì họ cho rằng mật ong cũng được sản xuất từ động vật.
Theo đó, thực đơn chế độ ăn chay này chủ yếu là các thực phẩm từ thực vật như rau, củ, trái cây, ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu. Bên cạnh đó, kiểu ăn thuần chay chứa ít chất dinh dưỡng hơn các chế độ ăn chay khác. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung vào thực đơn thêm các loại vitamin như vitamin B12 và các khoáng chất tốt khác như sắt, kẽm, omega – 3,…
Ý nghĩa của việc ăn chay
Ngày nay, ăn chay không chỉ phổ biến ở những người tu hành mà được rất nhiều người hưởng ứng vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ăn chay theo góc nhìn khoa học hay theo kinh sách phật giáo
Theo quan điểm của Phật giáo
Ăn chay vốn được biết đến là một lối sống của những người theo đạo Phật, đã xuất hiện từ lâu đời. Theo quan điểm của Phật Giáo thì ăn chay mang lại những ý nghĩa như sau:
- Ăn chay chính là lối sống thanh đạm, không sát sinh, là cách để con người tu tâm dưỡng tính và giảm bớt đi lòng tham, ham muốn ăn uống trong cuộc sống
- Ăn chay chính là cách để con người nuôi dưỡng lòng từ bi, trắc ẩn, hoàn thiện bản thân và hướng tới lối sống an nhiên.
Theo quan điểm của khoa học
Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học thì ăn chay có nghĩa rất lớn đối với sức khỏe con người. Ai bảo ăn chay là khổ nếu như hiểu được những ý nghĩa của việc ăn chay mà khoa học đã nghiên cứu như sau:
- Mang lại cho con người rất nhiều lợi ích về sức khỏe, hạn chế và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư, tiểu đường,…
- Ăn chay giúp bảo vệ môi trường sinh thái, thể hiện thái độ nhân đạo sâu sắc phản đối sát sinh động vật.
Các tôn giáo hiện nay có cho phép ăn chay bằng trứng sữa không?
Phật giáo thường thức
Theo quan niệm Phật giáo, ăn chay được hiểu là ăn uống lành mạnh, không sát sinh và không ăn các thực phẩm từ giết mổ. Phật dạy rằng, nếu như ăn cái gì có mầm sinh mà bản thân lại đoạn tuyệt mạng sống của nó thì có tội. Còn đối với những loại trứng như trứng gà, trứng vịt, trứng cút,… mà không có trống thì việc ăn loại thực phẩm này coi như không có mầm sống nên không phải là sát sinh.
Đối với đạo Thiên Chúa
Đối với quan điểm của Công giáo thì ăn chay là không ăn hoặc là ăn uống ít và đạm bạc hơn bình thường. Họ sẽ không ăn những bữa lặt vặt trong ngày hay ăn quá no. Trong đó, giữa hai bữa ăn sẽ cấm dùng thức ăn đặc và thay thế bằng việc ăn những thức ăn lỏng như trà, sữa, trái cây,..
Theo nguyên tắc của Giáo hội Công giáo thì những tín đồ của Công giáo phải kiêng ăn thịt vào tất cả các ngày thứ 6 trong năm và ngày thứ tư Lễ Tro. Tuy nhiên, trong những ngày kiêng ăn thịt thì họ vẫn có thể được ăn trứng hay các thực phẩm chế biến từ sữa.
Bên cạnh đó, những loại thức ăn chế biến có tính hàn như ếch, trai, ba ba, những loài sống dưới nước đều không bị cấm.
Ăn chay không ăn gì?
Ăn chay từ lâu đã phổ biến trong đời sống con người. Không phải chỉ những người tu hành mới ăn chay mà rất nhiều người trẻ, người không theo đạo phật cũng lựa chọn ăn chay để bảo vệ sức khỏe. Hiểu được vấn đề ăn chay là gì sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi ăn chay không ăn gì. Đối với những người theo con đường ăn chay thì nên kiêng những loại thực phẩm sau:
- Thịt và các loại sản phẩm chế biến từ thịt;
- Ngũ vị tân: tỏi, hành, củ kiệu, hẹ,…;
- Các loại đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá,… bởi vì đây là những loại thực phẩm có hại rất lớn đến sức khỏe.
Ăn chay 10 ngày là ngày nào?
Thực tế là Phật giáo chưa bao giờ ra những quy định hay ép buộc các tín đồ của mình thực hiện. Thường thì, các Phật tử sẽ tự lên lịch ăn chay 10 ngày trong tháng hay còn có tên gọi khác là thập trai.
Theo nghiên cứu về Phật giáo, trai giới được hiểu là một pháp môn tu đầu tiên, việc ăn chay 10 ngày trong tháng là để nhắc nhở bản thân phải tu tập thường xuyên và biết mở rộng lòng từ bi, tránh sát sinh. Mọi vật trên thế gian đều có duyên khởi và tác động cộng sinh lẫn nhau.
Lịch ăn chay 10 ngày, trong đó có ngày 30 cuối tháng là để nhắc nhở các tín đồ nhớ đến tháng cũ đã qua và luôn luôn phải sống ý nghĩa và chăm chỉ hơn vào tháng mới. Vậy ăn chay 10 ngày là những ngày nào? Đó là các ngày mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 âm lịch của mỗi tháng.
Như vậy, những chia sẻ trên của Cẩm Nang Điện Máy đã giúp bạn gỡ rối được câu hỏi ăn chay là gì và ăn chay như thế nào thì đúng cách. Như đã nói ăn chay mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích về sức khỏe và hướng cho con người lối sống nhân đạo hơn. Vậy thì, ngay từ bây giờ các bạn hãy tập ăn chay để bảo vệ sức khỏe bản thân nhé.