Mỗi năm, toàn thế giới phải hứng chịu hơn 300 triệu tấn rác thải nhựa ra môi trường. Đây là con số đáng báo động bởi rác thải nhựa gia tăng sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng đến môi trường. Vậy rác thải nhựa là gì? Nó gây nên những tác hại nào đến môi trường sống của Trái Đất? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây nhé!
Contents
Rác thải nhựa là gì?
Rác thải nhựa là gì? Rác thải nhựa được hiểu là những sản phẩm được làm từ chất liệu nhựa (thường là nhựa PE) bị con người thải ra ngoài môi trường sống sau khi sử dụng. Các loại rác thải nhựa phổ biến có thể kể đến đó là túi nilon, vỏ chai, thùng nhựa, chất dẻo tổng hợp, ống hút nhựa,…
Các sản phẩm chế tạo từ chất liệu nhựa sẽ có thời gian phân hủy khác nhau tùy vào cấu trúc cũng như nguyên liệu để làm nên sản phẩm đó. Tuy nhiên, thường thì các sản phẩm làm từ nhựa sẽ có thời gian phân hủy rất lâu, có thể lên tới 1000 năm.
Đơn cử như thời gian để phân hủy một túi nilon mất khoảng ít nhất 100 năm. Còn đối với chai nhựa dù to hay nhỏ cũng cần ít nhất 200 năm mới có thể phân hủy được.
Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa là gì?
Ô nhiễm rác thải nhựa là hiện tượng mà các chất thải nhựa bị con người xả bừa bãi ra ngoài môi trường. Các rải thác lâu dài tích tụ lại nhiều, tác động xấu đến môi trường sống cũng như sức khỏe con người cũng như các sinh vật khác trên Trái Đất.
Các nhà khoa học gọi ô nhiễm rác thải nhựa là ô nhiễm trắng. Thuật ngữ này dùng để chỉ tình trạng ô nhiễm môi trường do túi nilon gây ra.
Do đâu mà có rác thải nhựa?
Rác thải nhựa được hình thành từ đâu? Thực tế, rác thải nhựa do con người xả vào môi trường. Dưới đây là các tác nhân gây nên tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên Trái Đất:
- Rác thải nhựa từ sinh hoạt: Chủ yếu được hình thành từ các khu dân cư, nhà ở, chợ, cửa hàng. Đây là những loại rác thải tạo ra từ sinh hoạt hằng ngày của con người như túi nilon, tã bỉm, ống hút, bàn chải đánh răng, chai nhựa,…
- Rác thải nhựa từ các khu công nghiệp: Các hoạt động sản xuất, chế tạo từ khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,… đã thải ra hàng đống rác thải nhựa mỗi ngày ra ngoài môi trường.
- Rác thải nhựa từ các hoạt động du lịch, dịch vụ: hộp đựng thức ăn bằng nhựa, chai nhựa dùng 1 lần, cốc,…
- Rác thải nhựa từ các khu bệnh viện: Bệnh viện là nơi thải ra lượng lớn rác thải nhựa hiện nay, có thể kể đến như túi nilon, bao gói đựng vật tư y tế, găng tay, kim tiêm, dụng cụ đóng gói thuốc, vỉ thuốc,… Nhất là vào thời điểm hiện nay, đại dịch Covid – 19 đã thải ra môi trường lượng rác thải nhựa đạt mức kỷ lục.
Theo một con số thống kê tại tờ Environmental Science and Technology, từ khi đại dịch Covid – 19 bùng phát thì mỗi tháng có khoảng 129 tỷ khẩu trang và 65 tỷ găng tay hầu hết được làm từ chất liệu nhựa ra môi trường.
Liên hợp quốc cũng đã ước tính rằng, khoảng hơn 75% rác thải nhựa được tạo ra từ dịch bệnh (rác thải y tế, rác thải từ dịch vụ giao hàng tại nhà). Hầu hết, lượng rác thải này được mang ra bãi rác hoặc đổ ra biển.
Thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay
Trên thế giới
Theo một con số thống kê, mỗi năm trên thế giới lại thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa ra môi trường. Con số này gần tương đương với toàn bộ dân số trên Trái Đất.
Một báo của chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc vào năm 2018, có hơn 500 tỷ túi nhựa được sử dụng trên thế giới, trong đó có hơn 40% nhựa được sản xuất để làm sản phẩm đóng gói. Ước tính từ năm 1969 cho đến nay, lượng nhựa tiêu thụ đã tăng lên gấp 20 lần và trong tương lai thì con số này sẽ tăng theo cấp số nhân.
Cũng theo con số này thì thế giới đang phải đối mắt với khoảng hơn 9 tỷ tấn rác thải nhựa đang ngày càng chất đống nhiều hơn. Với tiến độ này, nếu như con người vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm làm từ nhựa thì đến năm 2050 thì ước tính sẽ có khoảng hơn 33 tỷ tấn sẽ được sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc Trái Đất sẽ có thêm 13 tỷ tấn rác thải nhựa được thải xuống biển hay đại dương.
Ở thời điểm hiện tại, Indonesia và Trung Quốc là hai quốc gia có lượng rác thải nhựa ra ngoài đại dương lớn nhất với khối lượng lần lượt là 3.2 triệu tấn và 8.8 triệu tấn hàng năm. Con số này chiếm tới khoảng ⅓ lượng rác thải nhựa đại dương trên toàn cầu.
Tại Việt Nam
Tình trạng chung:
- Mỗi năm, Việt Nam thải ra môi trường khoảng 1.8 triệu tấn nhựa với hơn 700 nghìn rác thải nhựa. Với con số này thì Việt Nam đứng thứ 4 trong danh sách những quốc gia có lượng rác nhiều nhất thế giới.
- Mỗi hộ gia đình bình quân mỗi tháng sẽ sử dụng và thải ra khoảng 1kg túi nilon. Chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đã thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa mỗi ngày.
- Hệ thống thu hồi và xử lý rác thải nhựa nước nhà vẫn còn nhiều hạn chế mặc dù tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa ngày càng xấu đi.
Thực trạng rác thải nhựa từ y tế:
Theo báo cáo thống kê từ Bộ Y tế, có khoảng 5% rác thải nhựa là từ y tế. Mỗi ngày, nước ta có khoảng 22 tấn rác thải nhựa được thải ra từ bệnh viện, các hoạt động y tế.
Thực trạng rác thải nhựa trong chăn nuôi:
Trong chăn nuôi, chất thải nhựa chủ yếu được tạo ra từ ống dẫn nước trong hệ thống thu gom nước thải, hệ thống chuồng trại, các bao bì đựng thức ăn, chai lọ thú y,…
Riêng đối với ngành đồ uống thì đã có tới khoảng 8 tỷ ống hút nhựa được thải ra môi trường hàng năm.
Những tác hại do rác thải nhựa đem lại
Đối với sức khỏe con người
- Làm cho thực phẩm bị nhiễm độc: Rác thải nhựa khi bị phân hủy thành những mảnh nhựa, hạt vi nhựa sẽ lẫn vào môi trường, đất và không khí. Nếu như con người ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc do nhựa phân hủy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt nguy hại cho trẻ nhỏ và thai nhi.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: đối với những loại rác thải nhựa khi bị đốt sẽ sinh ra nhiều khí độc như dioxin, furan,… gây khó thở, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, đến hệ miễn dịch của những hộ gia đình sống gần khu ô nhiễm rác thải nhựa.
- Các loại rác thải nhựa như nilon có khả năng dẫn lưu huỳnh, dầu hỏa. Loại rác thải này khi bị đốt sẽ gặp hơi nước và tạo nên thành axit sunfuric gây nên tình trạng mưa axit vô cùng nguy hiểm cho con người và các loài sinh vật khác.
- Một số sản phẩm được chế xuất từ chất liệu nhựa kém chất lượng. Khi sử dụng, loại nhựa này sẽ sản sinh ra BPA – một chất độc gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng con người như vô sinh, tiểu đường, ung thư,…
Đối với môi trường
Một trong những tác hại của rác thải nhựa không thể không nói đến đó là ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, cụ thể như sau:
- Rác thải nhựa nếu bị chôn lấp vào trong lòng đất sẽ phân hủy thành các mảnh vi nhựa nhỏ, tác động xấu đến nguồn nước ngầm
- Rác thải nhựa nếu bị tiêu hủy ở trên rừng núi sẽ lẫn vào đất làm mất kết cấu của đất. Lâu dần, chúng sẽ khiến cho đất mất đi khả năng giữ nước gây nên tình trạng xói mòn, sạt lở nguy hiểm.
Đối với các loài sinh vật biển
Rác thải nhựa không chỉ ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người mà còn tác động xấu đến các loài sinh vật trên Trái Đất. Mối nguy hại lớn nhất mà rác thải nhựa gây ra phải kể đến đó là gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của các loài sinh vật biển.
Rác thải nhựa – mối đe dọa của sinh vật biển
Nếu như đổ rác thải nhựa xuống môi trường nước biển sẽ phá hủy sự đa dạng của sinh học. Nếu các sinh vật không may ăn phải rác thải nhựa sẽ chết.
Một con số báo cáo từ Chương trình Môi trường Liên hợp quốc thì ước tính mỗi năm có tới khoảng hơn 100 triệu động vật chất do rác thải nhựa. Trong đó có hơn 2600 loài bị chết do vướng hoặc ăn phải rác thải nhựa, bao gồm cả sinh vật lớn như cá voi.
Các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa
Đối với mỗi cá nhân, hộ gia đình
Với mỗi cá nhân, gia đình, để giảm thiểu rác thải nhựa thì nên thay đổi từ những thói quen trong cuộc sống hàng ngày như:
- Nên tái sử dụng các loại chai lọ, túi ni lông (nếu được)
- Thay thế sử dụng bằng các loại dụng cụ làm từ chất liệu gỗ, sứ,…
- Thay vì dùng chai nhựa có thể thay thế sử dụng chai sứ, chai thủy tinh
- Không vứt rác thải bừa bãi, chủ động phân loại rác
- Nên hạn chế tối đa sử dụng các loại sản phẩm làm từ chất liệu nhựa
Đối với các cấp chính quyền và doanh nghiệp
Đối với các cấp chính quyền và doanh nghiệp, để phòng chống rác thải nhựa xả ra môi trường ngày càng nhiều thì cần phải chú ý thực hiện các chủ trương như sau:
- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân về việc trong việc giảm thiểu sử dụng sản phẩm làm từ nhựa
- Vận động người dân thực hiện chủ trương “ nói không với túi nilon, vứt rác đúng nơi quy định, luôn luôn chủ động trong việc phân chia loại rác phù hợp
- Tăng thuế và có biện pháp để kiểm soát chặt chẽ trong quy trình sản xuất các sản phẩm làm từ chất liệu nhựa
- Lắp đặt hệ thống xử lý rác thải nhựa
Một số biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa vô cùng hiệu quả hiện nay
Hiểu rõ được những tác hại của rác thải nhựa tới môi trường sống của con người cũng như các loài sinh vật trên Trái Đất thì mỗi người cần có ý thức giảm thiểu sử dụng đồ nhựa và bảo vệ môi trường. Hãy hành động từ những việc làm đơn giản như sau:
Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường
Một việc làm đơn giản nhất để bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta đó chính là nên hạn chế tối đa sử dụng những sản phẩm làm từ chất liệu nhựa. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hàng ngày nên biết cách phân chia những loại rác thải nhựa và không xả chúng bừa bãi ra môi trường.
Từ một cá nhân có thể lan tỏa rộng rãi việc làm tốt đẹp này ra ngoài xã hội để nâng cao ý thức cộng đồng về tác hại khôn lường của rác thải nhựa. Từ đó, ai cũng sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Biết phân chia các loại rác thải nguồn
Có thể bạn chưa biết, việc phân chia các loại rác là cách để tiết kiệm tài nguyên và mang lại rất nhiều lợi ích đối với cuộc sống. Bên cạnh đó, việc làm này cũng góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng coi việc sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên là sứ mệnh.
Mặt khác, việc phân loại rác thải cũng là cách làm để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, việc làm này cũng góp phần tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
Cách để phân chia các loại rác thải như sau:
- Rác thải hữu cơ: loại rác thải này dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên như đồ ăn thừa, rau củ, vỏ trái cây,…
- Rác thải vô cơ: gồm có loại có thể tái chế và loại không thể tái chế
- Rác tái chế: Loại rác này có thể tái sử dụng, dùng nhiều lần hoặc chế biến lại như bìa cát tông, giấy
- Rác không tái chế: Loại rác này đã qua sử dụng và không thể tái chế được nữa, chỉ có thể xử lý
- Rác thải nguy hại: Đây là loại rác thải có đặc tính nguy hại đến sức khỏe con người và các sinh vật khác trên Trái Đất như rác dễ cháy, gây ngộ độc, dễ nổ bao gồm pin, ắc quy, đèn huỳnh quang, bao ni lông,…
Nên tái chế lại các chất thải nhựa
Một trong những cách giảm thiểu tác hại của rác thải nhựa đến môi trường đó chính là tái chế. Bạn nên tận dụng những sản phẩm là từ nhựa để chế tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao để bảo vệ môi trường. Việc tái chế có rất nhiều lợi ích, một mặt giúp làm sạch môi trường sống, một mặt tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Hy vọng, với những kiến thức mà camnangdienmay.net chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về những tác hại khôn lường của rác thải nhựa đối với cuộc sống con người cũng như các sinh vật khác trên Trái Đất. Từ đó, mỗi người sẽ nâng cao nhận thức bản thân trong việc bảo vệ môi trường sống.