Rơ le là gì? Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của Rơ Le

Rơ le là gì? cấu tạo chức năng và nguyên lí hoạt động của rơ le

Rơ le là gì? Rơ le có cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động ra sao? Chắc chắn, đây là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây để được camnangdienmay.net giải đáp chi tiết lần lượt các câu hỏi này nhé!

Rơ le là gì?

Rơ le hay còn có tên gọi khác là relay, là dạng công tắc có thể chuyển đổi hoạt động bằng dòng điện. Rơ le cũng được người ta gọi là công tắc điện bởi nó có 2 trạng thái là bật và tắt. 

Phiếu chỉnh định rơ le là gì
Phiếu chỉnh định rơ le là gì

Yếu tố quyết định Rơ le ở trạng thái “bật” hay “tắt” là có dòng điện chạy qua rơ le hay không. Ngày nay, rơ le là thiết bị điện được ứng dụng rộng rãi trong ngành điện tử. Nó được dùng để tích hợp các tụ điện, hệ thống máy móc công nghiệp và tủ điều khiển.

Cấu tạo của rơ le

Sau khi giải thích rơ le là gì thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cấu tạo của thiết bị điện này. Có thể bạn chưa biết, rơ le hoàn toàn có thể hoạt động bằng điện và cơ. Rơ le bao gồm nam châm điện cùng một tập hợp các tiếp điểm có tác dụng chuyển đổi giữa “bật” và “tắt”. Vậy cấu tạo của mạch điện rơ le là gì?

Cấu tạo của rơ le
Cấu tạo của rơ le

Tiếp điểm

Tiếp điểm chính là bộ phận quan trọng nhất của rơ le. Tiếp điểm có chất lượng hay không là yếu tố cần quan tâm hàng đầu vì chỉ khi tiếp xúc tốt thì mới có thể cung cấp nguồn điện trở và giảm mài mòn tiếp điểm.

Vòng bi

Vòng bi bao gồm bi nhiều vòng, bạc đạn, bi trục. Người ta thường sử dụng ổ bi để giúp đảm bảo độ nhạy tối đa và ma sát tối thiểu. Bộ phận ổ bi có hệ số ma sát thấp và có khả năng chống va đập tốt hơn.

Thiết kế cơ điện

Cơ điện được thiết kế với kết cấu bao gồm việc xây dựng các mạch từ và cố định cơ học của lõi, cánh tay đòn và nan hoa. Để giúp đoạn mạch tăng hiệu suất thì bạn phải giữ cho cảm kháng đường sức từ đạt mức nhỏ nhất.

Nguyên lý hoạt động của rơ le

Rơ le làm việc dựa trên nguyên lý lực hút điện từ (tương tác điện từ). Khi mạch của rơ le nhận biết được dòng sự cố thì từ trường được sinh ra và cung cấp nguồn năng lượng cho trường điện từ.

Nguyên lý hoạt động của rơ le là gì?
Nguyên lý hoạt động của rơ le là gì?

Rơ le tạo ra từ trường có tác dụng giúp bật hoặc tắt các kết nối. Nếu như rơ le có công suất thấp thì tức là nó chỉ có một tiếp điểm. Ngược lại, nếu như rơ le có công suất cao thì sẽ có tới hai tiếp điểm để mở công tắc.

Nếu như một nguồn điện chạy đến cuộn dây thông qua các tiếp điểm tải. Lúc này công tắc bắt đầu điều khiển và cuộn dây sẽ tạo ra từ trường xung quanh nó.

Các trạng thái chủ yếu của rơ le

Các trạng thái của công tắc rơ le là gì? Rơ le hay relay sẽ có hai loại trạng thái đó là ON (bật) và OFF (tắt). Như đã nói, rơ le có trạng thái ON hay OFF đều phụ thuộc rất lớn vào việc có dòng điện chạy qua hay không.

Mỗi rơ le sẽ có 3 ký hiệu là NO, NC và COM. Trong 3 ký hiệu trên thì NC và NO là hai chân chuyển đổi.

  • NC (Normally Closed): Relay bình thường sẽ đóng, tức là ở trạng thái OFF và COM sẽ được nối với chân NC.
  • NO (normally open): Nếu như relay đang được bật thì chân COM sẽ được nối với chân NO. Kết nối COM và NC có dòng điện đang cần điều khiển khi relay ở trạng thái OFF. Nếu như relay ở trạng thái ON thì dòng này sẽ bị ngắt và ngược lại nối COM và NO.
  • COM (common): đây là chân chung, đảm nhận chức năng kết nối đường cấp nguồn chờ và nó được kết nối với một trong hai chân còn lại. Việc kết nối chung với chân này còn tùy thuộc vào trạng thái hoạt động của rơ le.

Các loại rơ le bảo vệ hiện nay

Phân loại theo nguyên lý làm việc

  • Rơ le trung gian: 
  • Loại rơ le này được lắp ở hầu hết các bảng mạch điện tử điều khiển. 
  • Nó kết nối khối điều khiển (PLC, vi xử lý) và khối động cơ công suất lớn. 
  • Loại rơ le này có cấu tạo từ nam châm, và hệ thống các tiếp điểm đóng cắt
  • Thiết kế gọn nhẹ, dễ lắp đặt và thay thế
  • Loại rơ le này được ứng dụng chủ yếu trong các tủ điện, tủ điều khiển,…
  • Rơ le điện từ:
  • Kích hoạt tự động bằng điện mà không cần tới sự tác động của con người
  • Loại rơ le này có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận trong hệ thống điện
  • Loại rơ le này được sử dụng phổ biến trong các bo mạch điều khiển tự động, đóng cắt các dòng điện lớn,…
  • Có 5 chân, 8 chân hay 14 chân tùy vào nhu cầu sử dụng của từng người.
  • Rơ le nhiệt: đây là loại rơ le thông dụng được dùng để bảo vệ các thiết bị điện trong nhà, nhà xưởng luôn ổn định. Rơ le này có thể tự đóng hay ngắt để ngăn chặn tình trạng dòng điện quá tải

Phân loại theo cơ cấu tác động

Hiện nay, mỗi loại rơ le sẽ có nguyên lý làm việc và chức năng khác nhau. Nếu như phân loại rơ le theo cơ cấu tác động thì sẽ gồm những loại sau:

  • Phân loại theo đặc tính tham số vào: rơ le dòng điện, rơ le công suất,…
  • Phân loại theo cách mắc cơ cấu:
  • Sơ cấp: rơ le mặc trực tiếp vào mạch điện cần bảo vệ
  • Thứ cấp: Rơ le mắc vào mạch qua biến áp đo lường hay biến dòng điện
Những loại rơ le phổ biến hiện nay
Những loại rơ le phổ biến hiện nay

Các ứng dụng của công nghệ rơ le là gì?

Rơ le được ứng dụng rộng rãi vào trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, cụ thể như sau:

  • Relay được người ta sử dụng trong các mạch điện hay điện tử lớn
  • Rơ le được ứng dụng để thao tác điều khiển nhiều ứng dụng khác nhau như bộ điều khiển nhiệt độ, bộ điều khiển tín hiệu,…
  • Rơ le được ứng dụng rộng rãi trong Toán học để thực hiện các phép tính số học
  • Rơ le được ứng dụng trong bộ ổn định tự động
  • Rơ le được người ta sử dụng cho các thiết bị điện tử trong nhà như máy tính, tivi
  • Rơ le được ứng dụng trong bộ ổn định tự động
Ứng dụng chủ yếu của rơ le là gì?
Ứng dụng chủ yếu của rơ le là gì?

Vậy là bài viết đã giải đáp cho các bạn câu hỏi rơ le là gì, cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của rơ le. Truy cập vào camnangdienmay.net để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *