Đo spo2 là gì? Chỉ số prbpm bao nhiêu là bình thường? 

Spo2 được biết đến là một chỉ số rất quan trọng đối với cơ thể của con người, là dấu hiệu sinh tồn của cơ thể. Vậy Spo2 là gì? Chỉ số prbpm bao nhiêu là bình thường? Bài viết dưới đây camnangdienmay.net sẽ giúp bạn hiểu được hết những vấn đề xoay quanh chỉ số Spo2 này. Mời các bạn cùng theo dõi!

Spo2 là gì? 

Spo2 có tên đầy đủ Saturation of peripheral Oxygen, được hiểu là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Cụ thể Hemoglobin (viết tắt là Hb là một thành phần quan trọng của máu) liên kết với các phân tử oxy sẽ tạo thành HbO2 giúp cho máu đưa oxy đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. 

SpO2 là độ bão hòa trong máu ngoại vi
SpO2 là độ bão hòa trong máu ngoại vi

Mỗi phân tử Hb đều sẽ có 4 nguyên tử sắt. và chính các nguyên tử sắt này sẽ liên kết với 4 phân tử oxy khác để tạo ra liên kết HbO2. Hiện tượng trong máu có đủ 4 phân tử oxy gắn vào Hb được gọi là hiện tượng bão hòa oxy trong máu và được viết tắt là SpO2.

Chỉ số SpO2 được hiểu đơn giản là thước đo lượng oxy ở trong máu. Điều này rất quan trọng bởi nó là yếu tố quyết định sống còn đối với con người. Do đó cần phải theo dõi thật chặt chẽ chỉ số này để phát hiện được nhanh chóng những bất thường của sức khỏe khi có sự thiếu hụt oxy trong máu. Từ đó đưa ra hướng điều trị và xử lý cho bệnh nhân một cách kịp thời, tránh xảy ra rủi ro không hay. 

Chỉ số prbpm bao nhiêu là bình thường? 

Chỉ số prbpm là gì? 

Máy đo SpO2 sẽ đo được 2 yếu tố đó là mạch (nhịp tim) và mức độ bão hòa oxy trong máu. Chỉ số prbpm trong máy đo SpO2 là một đơn vị để tính nhịp tim, cụ thể nó là số nhịp tim trong 1 phút. Trong trường hợp có sự rối loạn nhịp tim, chỉ số này sẽ được tính bằng giá trị trung bình trong suốt thời gian khảo sát. 

Chỉ số prbpm ở mức tính thường

Thông thường nhịp tim của người khỏe mạnh bình thường sẽ dao động từ 60-90 nhịp/phút hay còn gọi là 60-90 prbpm. Khi cơ thể con người hoạt động thể lực, lo lắng hay hồi hộp nhịp tim có thể sẽ tăng lên trên 100 prbpm. Thậm chí có một số trường hợp đặc biệt chỉ số này còn lên tới 150-200. 

Chỉ số prbpm của người bình thường dao động từ 60-90 prbpm
Chỉ số prbpm của người bình thường dao động từ 60-90 prbpm

Ngoài ra, chỉ số prbpm cũng còn chịu ảnh hưởng đến từ việc sử dụng các chất kích thích và một số loại thuốc khác nữa. Khi chỉ số này tăng cao có nghĩa là tim bạn đang phải hoạt động quá sức và vượt ngưỡng bình thường. Nếu nhịp tim tiếp tục tăng quá cao thì đây là một dấu hiệu không tốt. 

Bởi khi đó thời gian đổ đầy tâm trương bị rút ngắn hơn, từ đó tâm thất của tim không nhận được đủ máu và máu không được bơm đến các cơ quan khác trong cơ thể. Chỉ số prbpm liên tục tăng và kéo dài thì gánh nặng mà tim phải chịu rất lớn, có nhiều nguy cơ dẫn đến suy tim. 

Chỉ số prbpm phản ánh tình trạng gì?

Chỉ số prbpm khi cơ thể đang được nghỉ ngơi đã phản ánh về tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn một cách rõ nét nhất. Chỉ số prbpm khi nghỉ ngơi thường được đánh giá kết hợp cùng một số thông số sức khỏe khác chẳng hạn như huyết áp, bilan lipid máu. 

Những người có chỉ số prbpm khi nghỉ ngơi cao thường sẽ có tình trạng thể chất ở mức trung bình kém và kèm với đó huyết áp cũng thường ở mức cao. Ngược lại, đối với những người thể chất tốt, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao thì chỉ số prbpm khi nghỉ ngơi sẽ đều đặn ở ngưỡng giá trị thấp. 

Có một số nghiên cứu còn cho thấy những người có chỉ số prbpm cao thường có tuổi thọ ngắn hơn những người có chỉ số prbpm thấp. 

Đo chỉ số SpO2 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại máy đo chỉ số SpO2 khác nhau. Mỗi máy có thể có ít nhiều điểm khác nhau. Dưới đây là những hướng dẫn cơ bản để đo chỉ số SpO2. 

Mỗi máy đo SpO2 đều có ít nhiều sự khác biệt
Mỗi máy đo SpO2 đều có ít nhiều sự khác biệt

Cách đo chỉ số SpO2

Bước 1: Móng tay cần được cắt gọn gàng sạch sẽ, không dùng sơn móng tay hay móng tay giả. Bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng sai lệch đến kết quả đo. 

Bước 2: Nên nghỉ ngơi thoải mái trong vòng 5 phút trước khi đo.

Bước 3: Làm ấm bàn tay bằng cách xoa hai bàn tay vào với nhau, đặc biệt là với thời tiết lạnh.

Bước 4: Mở kẹp máy và đặt ngón tay vào bên trong kẹp. Cần phải đảm bảo ngón tay đã chạm được vào đến điểm cuối cùng của máy đo để bộ phận cảm biến có thể bắt đầu hoạt động.

Bước 5: Khởi động lại máy đo bằng cách nhấn và giữ nút nguồn để máy tính hành đo. Kết quả đo sẽ được hiển thị sau khoảng từ 5-10 giây. 

Bước 6: Cuối cùng là ghi lại kết quả đo, sau khi đã hoàn thành thì rút ngón tay ra khỏi máy. Máy sẽ tự động tắt nguồn. 

Ý nghĩa của những thông số trên máy đo chỉ số SpO2 

Để biết được chính xác tình trạng của bản thân sau khi sử dụng máy đo SpO2 cần phải hiểu được ý nghĩa những thông số có trên máy đo. 

Trong đó bao gồm nồng độ bão hòa oxy trong máu được ký hiệu là SpO2% (phần trăm bão hòa của oxy) và chỉ số nhịp tim PRbpm. 

Những lưu ý khi đo chỉ số SpO2

Khi đo chỉ số SpO2 cần phải lưu ý:

– Bệnh nhân sử dụng máy đo SpO2 dài ngày cần lưu ý vì có thể bị tổn thương đầu ngón tay dùng để đo. Nguyên nhân có thể do đầu dò kẹp vào tay quá chặt. 

– Nếu bệnh nhân có chỉ số SpO2 quá thấp, cần phải quan sát thêm những biểu hiện lâm sàng để có thể cấp cứu chữa trị kịp thời. 

– Giá trị SpO2 có thể không được chính xác hoàn toàn nếu như bệnh nhân bị tụt huyết áp hoặc co mạch khiến máy và độ nảy ở tiểu động mạch bị giảm sút. 

– Trong trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc CO thì ngoài việc đo SpO2 cũng cần phải thực hiện xét nghiệm thêm khí máu động mạch để đánh giá chính xác được độ bão hòa oxy trong máu. 

Những hạn chế của máy đo SpO2

Máy đo nồng độ oxy trong máu là một thiết bị vô cùng hữu ích và cần thiết trong cuộc sống con người chúng ta. Tuy nhiên bên cạnh những tác dụng to lớn mà máy mang lại thì vẫn còn một số hạn chế mà bạn cần phải chú ý trong quá trình sử dụng. 

Bên cạnh những tác dụng, máy đo SpO2 cũng có một số hạn chế khác
Bên cạnh những tác dụng, máy đo SpO2 cũng có một số hạn chế khác

Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo oxy trong máu. Trong đó bao gồm tuần hoàn kém, độ dày da, sắc tố da, nhiệt độ da, bệnh nhân có hút thuốc, có hình xăm, đeo móng tay giả,…. 

Ngoài ra, không phải tất cả các máy đều có được chất lượng và độ chính xác là như nhau. Do đó kết quả đo được chỉ mang tính tương đối. 

Nguyên nhân dẫn đến chỉ số SpO2 thấp

SpO2 của người bình thường sẽ đạt từ 95% trở lên. Do đó khi nồng độ oxy trong máu thấp hơn 95% có nghĩa là cơ thể của bạn đang gặp một vấn đề nào đó gây cản trở đến hoạt động cung cấp oxy cho các cơ quan, mô, tế bào và cơ bắp ở bên trong cơ thể. 

Chỉ số SpO2 thấp hơn bình thường sẽ dẫn đến tuần hoàn không ổn định và gây ra nhiều triệu chứng như khó thở, thở khò khè, chóng mặt, tim đập nhanh, bồn chồn,… Một số nguyên nhân gây giảm độ bão hòa oxy trong máu thường gặp mà mọi người cần phải chú ý như sau:

Do mắc các bệnh lý về hệ thống hô hấp

SpO2 thấp có nguyên nhân phổ biến đến từ các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp. Trong đó phải kể đến Covid-19, phù phổi cấp, viêm phổi, bệnh hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính. Đối với những người có sức khỏe  khỏe tốt, nếu mắc các bệnh về đường hô hấp thì tình trạng suy suy giảm oxy trong máu có thể không nguy hiểm. 

Nguyên nhân SpO2 thấp do covid - 19 do đó rất cần máy đo SpO2 trong covid-19
Nguyên nhân SpO2 thấp do covid – 19 do đó rất cần máy đo SpO2 trong covid-19

Tuy nhiên, đối với những người có sức khỏe yếu sẵn mà mắc các bệnh về hô hấp cần phải theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên để ngăn chặn được tình huống rủi ro không hay xảy ra. 

Do tình trạng thiếu máu

Khi cơ thể đang ở trong tình trạng thiếu máu đồng nghĩa với việc Hb trong máu bị suy giảm một cách đáng kể, dẫn đến hậu quả là SpO2 thấp hơn mức bình thường. Tình trạng thiếu máu sẽ được biểu hiện qua các triệu chứng như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhợt nhạt, tim đập nhanh,…. 

Bị suy tim 

Suy tim xảy ra khi hoạt động của cơ tim trở nên yếu dần, đồng thời chức năng bơm máu của tim không còn ổn định khiến cho chỉ số SpO2 bị giảm đáng kể. Vì thế các bác sĩ thường xuyên phải quan sát kiểm tra SpO2 của bệnh nhân để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, từ đó điều chỉnh cách điều trị cho phù hợp. 

Cách làm tăng chỉ số SpO2

SpO2 đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Do đó bạn cần phải chú ý đến một số cách làm tăng chỉ số SpO2 để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Luyện tập hít thở đúng

Theo các chuyên gia y tế đã chứng minh, luyện tập hít thở sâu đúng cách cũng sẽ giúp tăng được chỉ số SpO2 một cách đáng kể. Hít thở sâu có thể giúp chúng ta lấy được nhiều oxy hơn trong một lần hít và từ đó phổi cũng sẽ có nhiều oxy để phân phối đến các tế bào, cơ quan khác của cơ thể. Ngoài ra, nó còn cải thiện được tuần hoàn máu trong cơ thể con người.

Bài tập hít thở cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần hít sâu 1 hơi dài đủ không khí căng tràn lồng ngực, bụng căng ra sau đó từ từ thở ra ngoài. Để có hiệu quả tốt nhất cải thiện được chỉ số SpO2 cần phải thực hiện hít thở sâu 10-30 phút mỗi ngày, chia làm 2-3 lần tập. 

Điều chỉnh tư thế nằm, ngồi

Ngồi và nằm đúng tư thế là một cách làm tăng SpO2 hiệu quả cho người bệnh. Khi mà nồng độ SpO2 bị giảm, cần duy trì tư thế nằm sấp từ 2-3 giờ để cải thiện được mức độ bão hòa trong máu ngoại vi.

Ngoài ra, trong sinh hoạt bình thường hàng ngày cần cố gắng luôn giữ mình ở tư thế ngồi thẳng đứng thẳng giúp phổi giãn nở được tối đa, tăng cường dung tích tiếp nhận oxy vào phổi. Tư thế ngủ nằm sấp và nằm nghiêng cũng là tốt nhất để giúp giảm áp lực lên phổi, không khí dễ đi vào cơ thể hơn. 

Tập luyện thể dục thường xuyên

Một trong những cách làm tăng SpO2 trong cơ thể đó là tập luyện thể dục thường xuyên. Tập thể dục không những bổ trợ cho việc hít sâu mà còn giúp cơ hoành mở ra co vào tốt hơn để đón nhận được nhiều không khí, tăng cường lưu thông máu tới các bộ phận cơ thể giúp con người có tâm lý thoải mái, tăng cường đề kháng hơn. 

Tập luyện thường xuyên giúp tăng chỉ số SpO2
Tập luyện thường xuyên giúp tăng chỉ số SpO2

Cần lưu ý khi SpO2 giảm, không nên tập luyện vận động quá mạnh, chỉ nên tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga đơn giản, đi bộ, đạp xe tại chỗ,… 

Có chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến lượng oxy trong máu. Khi ăn uống khóa học, sẽ giúp cải thiện được quá trình trao đổi chất, tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện được SpO2. Bạn cần bổ sung thêm nhiều rau xanh, các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, các loại đậu, cá,… 

Không hút thuốc là

Không những không được hút thuốc lá mà bạn còn phải tránh xa những người sử dụng thuốc lá để đảm bảo không bị hít phải khói thuốc là. Trong khói thuốc có chứa rất nhiều CO và chúng có xu hướng bám vào Hb khiến chở thể giảm khả năng vận chuyển oxy, giảm nồng độ oxy trong máu. 

Trên đây là tổng hợp tất cả những kiến thức về đo SpO2 là gì và những vấn đề xoay quanh SpO2. Qua đó có thể thấy được theo dõi chỉ số SpO2 là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được nhiều thông tin bổ ích về SpO2 từ đó chăm sóc sức khỏe cho bản thân và người thân tốt hơn. 

Xem thêm: Bằng tốt nghiệp có được ép plastic, ép dẻo không? Tại sao?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *