Điệp ngữ là gì? Hiểu lầm tai hại giữa điệp ngữ và lỗi lặp từ

Điệp ngữ là gì? Điệp ngữ là một trong các nghệ thuật tu từ rất phổ biến trong văn học, đặc biệt là thơ ca. Phép tu từ này cũng mang những dấu hiệu, đặc trưng và ý nghĩa quan trọng trong diễn đạt. Vậy cụ thể điệp ngữ nghĩa là gì? điệp ngữ có tác dụng gì? Làm thế nào để học sinh biết cách ứng dụng nghệ thuật điệp từ mà không lầm lẫn thành lỗi lặp từ? Hãy cùng tìm hiểu!

Điệp ngữ là gì? Tác dụng của điệp ngữ

Khái niệm “Điệp ngữ” là gì?

Định nghĩa “Điệp ngữ là gì trong SGK ngữ văn 7 tập 1 được nêu như sau:

“Khi nói hoặc viết, người ta có thể sử dụng biện pháp lặp lại một từ ngữ, bộ phận câu hoặc cả câu, để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lập lại như vậy được gọi là phép điệp ngữ.”

Hiểu đơn giản, điệp ngữ là phép tu từ mà người viết lặp đi lặp lại một từ hay cụm từ (hoặc cả câu) trong một đoạn văn, đoạn thơ nào đó. Mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê hay nhấn mạnh tính chất của sự vật / sự việc được nhắc đến.

Ví dụ: “Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng / Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim” – Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Lặp lại từ “nhìn thấy” 2 trong hai câu thơ liên tiếp nhằm nhấn mạnh tư thế ung dung của người lính.

điệp ngữ là gì
Điệp ngữ là gì?

Tác dụng của nghệ thuật điệp ngữ là gì?

– Gợi hình ảnh: Điệp ngữ là một phép tu từ rất phổ biến trong văn chương, giúp khắc họa rõ nét yếu tố hình ảnh, tình cảm, cảm xúc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm.

Ví dụ: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” – Lặp lại từ “dốc” nhằm khơi gợi quang cảnh đồi núi trập trùng, hiểm trở.

– Tạo sự nhấn mạnh: Việc lặp đi lặp lại một từ / cụm từ còn mang dụng ý nhấn mạnh ý mà tác giả muốn gửi đến.

Ví dụ: “Không có kính không phải vì xe không có kính / Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” – Điệp từ được dùng nhằm nhấn mạnh sức tàn phá, hủy diệt của chiến tranh.

– Tạo sự liệt kê: Liệt kê hàng loạt những sự vật / sự việc nhằm cung cấp nhiều thông tin và thể hiện rõ hơn ý đồ tác giả.

Ví dụ: “Hạt gạo làng ta / vị phù sa…/ hương sen thơm…/ lời mẹ hát…” – kể ra những kết tinh quý giá trong từng hạt gạo, qua nó thể hiện sự trân quý của tác giả.

Có mấy loại Điệp ngữ?

Điệp ngữ cách quãng: Hình thức điệp từ mà trong đó, các từ / cụm từ được lặp lại không liên tiếp nhau.

bài điệp ngữ
Ví dụ về điệp ngữ cách quãng

Điệp ngữ nối tiếp: Trái ngược với điệp từ cách quãng, điệp nối tiếp là cách lặp lại các từ / cụm từ liên tiếp nhau.

có mấy loại điệp ngữ
Ví dụ về điệp ngữ nối tiếp

Điệp ngữ vòng: Còn được gọi là điệp ngữ chuyển tiếp, một phép lặp từ / cụm từ ở cuối câu này sang đầu câu kế tiếp. Nó giúp câu văn /câu thơ liền mạch với nhau về ngữ nghĩa, cũng như thể hiện được ý đồ của tác giả.

Kiểu điệp từ này rất hay gặp trong thơ thể lục bát, thất ngôn lục bát, thất ngôn tứ tuyệt… 

phép điệp ngữ
Ví dụ về điệp ngữ vòng

Giúp học sinh phân biệt giữa điệp ngữ với lỗi lặp từ

Bên cạnh khái niệm điệp ngữ là gì, học sinh cũng nên phân biệt rạch ròi giữa phép tu từ điệp ngữ với lỗi lặp từ trong câu.

Điểm giống

  • Về mặt hình thức, đây đều là kiểu dùng đi dùng lại một từ / cụm từ nào đó liên tiếp nhau.

Điểm khác

  • Phép điệp: Là một biện pháp tu từ được lặp có chủ đích của người viết, nhằm nhấn mạnh hoặc thể hiện một ý đồ cụ thể nào đó.
  • Lỗi lặp từ: Các từ /cụm từ được lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng không mang bất kỳ giá trị nghệ thuật nào.

Ví dụ:

Câu văn 1: “Vừa bước tới cổng chào, người ta đã choáng ngợp trước vẻ đẹp của trăm ngàn sắc hoa. Nào lan, nào mai, nào cúc, nào ly, nào cẩm tú, nào mẫu đơn…”

=> Phép điệp có chủ đích, nhằm khơi gợi khung cảnh rực rỡ, hoành tráng của một khu vườn hoa. Đồng thời thể hiện cảm xúc choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên xinh đẹp.

Câu văn 2: “Trong nhà em có một vườn hoa rất xinh đẹp. Tuy không biết hết tên của những bông hoa này, nhưng bông hoa nào cũng tươi tắn, mỗi bông hoa cũng có mùi thơm rất riêng. Mỗi chiều đến, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa dưới nắng chiều khiến em như ôm cả mùa xuân vào lòng.”

=> Lỗi lặp từ “hoa” sử dụng dùng quá nhiều trong 1 đoạn văn, vô tình làm câu văn trở nên lủng củng, không hay.

Nên sửa thành: “Trong nhà em có một vườn hoa rất xinh đẹp. Tuy không biết hết tên của chúng, nhưng bông nào cũng tươi tắn và có một mùi thơm rất riêng. Mỗi chiều đến, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu vườn dưới nắng chiều khiến em như ôm cả mùa xuân vào lòng”.

điệp ngữ
Sự khác biệt giữa điệp từ với lỗi lặp từ

Làm sao để tránh lỗi lặp từ trong cách hành văn? 

Việc áp dụng các phép tu từ vào bài văn sẽ giúp người viết diễn đạt hay, hấp dẫn hơn. Trong đó, nghệ thuật điệp từ lại dễ hiểu và dễ ứng dụng hơn các phép tu từ khác như ẩn dụ, hoán dụ,… Tuy nhiên, nếu dùng nó không đúng cách, sẽ khiến cách diễn đạt trở nên rối rắm, mất hay.

Vậy cách sử dụng nghê thuật tu từ điệp ngữ là gì? Để áp dụng hay, hợp lý phép điệp từ cũng như tránh lỗi lặp từ trong các bài tập làm văn, học sinh nên chú ý:

– Sử dụng các phép lặp có chủ ý, thể hiện ý đồ rõ ràng.

– Căn cứ vào 3 hình thức điệp từ ở phần trên để xây dựng lối điệp hay, mạch lạc. Tránh để người viết có dụng ý nhưng người đọc không hiểu, không cảm nhận được.

– Trau dồi vốn từ, cách diễn đạt để tránh lỗi lặp từ trong cách hành văn.

Ví dụ: “Truyện cổ tích có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo nên em rất thích đọc truyện cổ tích.”

Nên sửa thành:

“Em rất thích đọc truyện cổ tích vì trong đó có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.”

Hoặc:

“Vì truyện cổ tích có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc.”

Trên đây là toàn bộ nội dung: Điệp ngữ là gì phân biệt giữa điệp ngữ với lỗi lặp từ trong môn văn. Hy vọng chủ đề này đã mang đến kiến thức về tu từ thực sự bổ ích cho các bạn học sinh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *