Cây gừng gió| Công dụng và cách nhận biết

Cây gừng gió được biết đến là một vị thuốc dân gian mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Vậy cây gừng gió là cây gì? Cây gừng gió có công dụng gì? Làm sao để nhận biết loài cây này? Tất cả sẽ được camnangdienmay.net bật mí trong bài viết này nhé!

Cây gừng gió là cây gì? 

Cây gừng gió có tên khoa học là Zingiber zerumbet; thuộc họ nhà Gừng. Các tên khác của cây gừng gió là ngải mặt trời, kinh keng, mai gan riềng dại, củ riềng gió,… Loài cây này thường mọc hoang trong rừng, nhất là những khu vực ẩm ướt, mát mẻ như ven suối, bìa rừng,… 

Cây gừng gió là gì? 
Cây gừng gió là gì?

Cây gừng gió trưởng thành có chiều cao trung bình khoảng 1m, hoặc hơn một chút xíu. Lá thuôn dài, không có cuống và mọc so le nhau; có hình dáng giống như lá cây riềng. Hoa cây gừng gió mọc thành đài dài, có màu đỏ sẫm. Chúng thường mọc ở nách lá và mọc thẳng từ dưới thân lên trên. Quả có hình bầu dục; khi chín sẽ chuyển sang màu đen và có hạt đen bên trong. Mùa hoa, quả sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm. 

Gừng gió là loài cây thân rễ dạng củ và phân thành nhiều nhánh. Khi còn non, dễ củ thường có màu vàng nhạt và hương thơm nhẹ. Khi già, phần rễ củ sẽ phình to, ruột bên trong chuyển sang màu trắng. 

Người ta thường dùng củ hoặc lá để chữa bệnh nhưng phần củ được dùng nhiều hơn. Củ sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch, thái thành từng lát mỏng rồi mang đi phơi khô hoặc sấy. Sau đó được bảo quản trong túi kín để làm thuốc. Củ gừng gió rừng có thể sử dụng dưới dạng tươi tùy theo mục đích của con người. 

Hình ảnh cây gừng gió
Hình ảnh cây gừng gió

Cây gừng gió có giá trị kinh tế cao, được trồng để làm thuốc và gia vị nấu ăn thường ngày. Hiện nay, số lượng cây gừng gió rừng khá ít do nhu cầu sử dụng cao. Vì vậy, nhiều người đã tìm mua cây gừng gió giống để trồng làm cảnh và làm thuốc. 

Cây gừng gió có công dụng gì?

Cây gừng gió có tác dụng gì? Cây gừng gió chữa bệnh gì? Trong Y học cổ truyền, gừng gió có tính bình, vị đắng và có vị cay nhẹ. Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chỉ ra trong gừng gió có chứa nhiều thành phần như chất xơ, tinh dầu, sesquiterpen, monocyclic, humulen,…  Hầu hết tất cả các hoạt động này đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như:

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như đầy bụng, ợ chua, ăn không tiêu, ợ nóng,… 
  • Kích thích hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và người bệnh ăn ngủ ngon hơn. 
  • Hỗ trợ điều trị và cải thiện các chứng như cồn cào, nôn nao, chóng mặt,… 
  • Làm ấm bụng, tẩy độc đường ruột, trị cảm lạnh do mưa,… 

Vậy những đối tượng nào nên sử dụng cây gừng gió? Với những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại, cây gừng gió rất thích hợp sử dụng ở các đối tượng như:

  • Người bệnh có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị lạnh bụng, mắc các chứng như khó tiêu, đầy bụng, suy giảm chức năng hệ tiêu hóa
  • Người bệnh mắc chứng cảm lạnh do mưa
  • Phụ nữ sau sinh bị rong kinh bất thường, ăn uống không ngon miệng
Cây gừng gió có công dụng gì? 
Cây gừng gió có công dụng gì?

Cách sử dụng cây gừng gió

Khi đã hiểu rõ cây gừng gió như thế nào và có tác dụng ra sao, vậy cách sử dụng loại cây này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Thông thường, có 3 cách sử dụng cây gừng gió, đó là:

Ngâm rượu

Tương tự như nhiều loại thảo dược khác, gừng gió có thể mang đi ngâm rượu để uống. Có thể ngâm 30g gừng gió khô + 10ml rượu trắng, uống 2 lần/ ngày để tăng cường sức khỏe. 

Hoặc có thể dùng 30g gừng gió giã nhuyễn đem ngâm với rượu trắng. Sau đó, dùng để xoa khắp người, chân tay để cải thiện chứng tê lạnh chân tay của người cao tuổi. 

Kết hợp với các vị thảo dược

Trong dân gian, gừng gió được kết hợp với nhiều loại thảo dược khác để điều trị các chứng bệnh như biếng ăn, khó tiêu, rong kinh, cảm lạnh,…. 

Một số bài thuốc từ củ gừng gió: 

  • Cải thiện chứng ăn uống khó tiêu: 30g gừng gió khô + 30g bầu non khô + 1 quả chanh muối, đun sôi với 200ml nước lọc trong 15 phút. Sau đó, vớt bỏ bã, lấy nước uống trong ngày, chia làm 2 lần. 
  • Trị cảm lạnh do mưa: 50g gừng gió tươi + 50g lá khuynh diệp + 10g vỏ quýt đun sôi trong 1 lít nước trong 10 phút. Sau đó, mang đi xông toàn thân cho đổ mồ hôi rồi dùng xác thảo dược chà sát khắp phần lưng và ngực. Lau khô người và nằm nghỉ dưỡng. 

Chế biến món ăn

Ngoài ra, gừng gió cũng được sử dụng như một loài gia vị để tăng hương vị cho món ăn và cải thiện sức khỏe con người. Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ gừng gió:

Món ăn số 1: 50g gừng gió + 50g cà chua chín không hạt + 50g ngọn bí đỏ + 200g thịt cá diêu hồng + gia vị mang đi hầm cho đến khi cá chín tới. Món ăn này giúp mẹ bầu sau sinh ăn ngon miệng hơn và cải thiện làn da.

Món ăn số 2: 20g củ gừng gió đem cắt lát + 30g mộc nhĩ + 10g lá gừng gió + 30g táo đỏ + 20g nấm bào ngư. Mang tất cả nguyên liệu đi chế biến và nấu thành súp. Nên chia nhỏ thành nhiều phần và ăn trong ngày. Món ăn này rất tốt cho sức khỏe, nhất là nam giới mắc phải chứng bệnh máu nhiễm mỡ. 

Món ăn số 3: 50g củ gừng gió + 50g gạo lứt rang + 20g lá ngải cứu + 200g thịt lươn mang đi nấu cháo. Món ăn này không chỉ có mùi vị hấp dẫn mà còn rất tốt cho sức khỏe. 

Hình ảnh củ gừng gió
Hình ảnh củ gừng gió

Cách nhận biết cây gừng gió

Nhu cầu mua và sử dụng cao nên nhiều gian thương đã cố ý nhập củ gừng gió kém chất lượng về để bán cho người tiêu dùng. Khách hàng thiếu kiến thức có thể sẽ mua không đúng loại, gây ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân do giá cây gừng gió cao hơn so với các giống gừng thông thường. Vậy có cách nào để nhận biết cây gừng gió hay không? Các bạn có thể tham khảo một số đặc điểm sau: 

  • Cây gừng gió chỉ khoảng 0.5 – 1.3m, có phần lá và thân rất to. Hình thức củ khá giống như gừng thông thường nhưng dài và to hơn, cầm rất chắc tay. 
  • Gừng gió có mùi thơm rất mạnh, thơm nồng rất đặc trưng. Ai ngửi lần đầu sẽ cảm thấy chúng có mùi hơi hắc. Ruột củ có màu vàng khá đẹp mắt. 
  • Củ gừng gió sau khi phơi khô có màu nâu đất và mùi thơm nhẹ. 

Trên đây là một số đặc điểm để nhận biết cây gừng gió. Nếu bạn muốn mua giống cây gừng gió thì nên tìm đến những nơi bán uy tín, được nhiều người dùng phản hồi để mua hàng. Bởi khi còn nhỏ, giống cây này rất khó phân biệt với một số loài cùng họ. 

Xem thêm

Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì? Phân loại, cách sử dụng

Kỹ thuật trồng cây gừng gió tại nhà

Cách trồng cây gừng gió cũng khá đơn giản và không đòi hỏi kỹ thuật cao. Để trồng giống cây này, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đất trồng gừng là loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, đầy đủ độ ẩm đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt nhất.
  • Thời gian trồng tốt nhất là từ tháng 1 – tháng 3 âm lịch khi có mưa phùn và độ ẩm không khí cao sẽ giúp cây nhanh lớn.
  • Chọn giống cây khỏe, có đầy đủ rễ – thân – lá. Có thể gieo trồng bằng củ thay vì cây giống. 
  • Mật độ trồng vừa phải, mỗi cây cách nhau khoảng 30cm. 

Kỹ thuật trồng cây gừng gió tại nhà

Cày xới, làm kỹ đất trước khi trồng

Trên đây là bài viết chia sẻ về cây gừng gió và công dụng của nó đối với sức khỏe con người. Mong rằng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *